Cận cảnh chuồng cọp trăm tuổi trong Thảo Cầm Viên TP.HCM

'Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua'. Khu chuồng hổ trăm tuổi của Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã gợi hứng cho bài thơ này?

Có lịch sử hình thành từ năm 1865, Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một trong những vườn thú lâu đời nhất thế giới. Ngày nay, nơi này còn lưu giữ được một số công trình cổ, tiêu biểu là khu chuồng hổ có tuổi đời gần thế kỷ.

Có lịch sử hình thành từ năm 1865, Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một trong những vườn thú lâu đời nhất thế giới. Ngày nay, nơi này còn lưu giữ được một số công trình cổ, tiêu biểu là khu chuồng hổ có tuổi đời gần thế kỷ.

Khu chuồng hổ này được xây vào dịp Thảo Cầm Viên Sài Gòn chỉnh trang diện mạo những năm 1924-1927. Trong thời gian này, chính quyền thành phố đã trải nhựa đường, xây dựng các chuồng thú có quy mô lớn và kiên cố như chuồng lồng tròn để nuôi khỉ, chuồng hổ...

Khu chuồng hổ này được xây vào dịp Thảo Cầm Viên Sài Gòn chỉnh trang diện mạo những năm 1924-1927. Trong thời gian này, chính quyền thành phố đã trải nhựa đường, xây dựng các chuồng thú có quy mô lớn và kiên cố như chuồng lồng tròn để nuôi khỉ, chuồng hổ...

Khu chuồng hổ cũ của Thảo Cầm Viên Sài Gòn có hình bán nguyệt, diện tích rộng khoảng 50 mét vuông, mái lộ thiên. Những con mèo lớn được ngăn cách với du khách bằng hàng song sắt sơn màu xanh.

Khu chuồng hổ cũ của Thảo Cầm Viên Sài Gòn có hình bán nguyệt, diện tích rộng khoảng 50 mét vuông, mái lộ thiên. Những con mèo lớn được ngăn cách với du khách bằng hàng song sắt sơn màu xanh.

Có lẽ đây là nguồn cảm hứng để nhà thơ Thế Lữ viết bài thơ "Nhớ rừng" năm 1934. Vào thời điểm đó khu chuồng này đã được xây dựng, và theo các tư liệu cũ thì chỉ có Thảo Cầm Viên Sài Gòn là nơi nuôi nhốt hổ phục vụ khách tham quan ở Việt Nam thời thuộc địa.

Có lẽ đây là nguồn cảm hứng để nhà thơ Thế Lữ viết bài thơ "Nhớ rừng" năm 1934. Vào thời điểm đó khu chuồng này đã được xây dựng, và theo các tư liệu cũ thì chỉ có Thảo Cầm Viên Sài Gòn là nơi nuôi nhốt hổ phục vụ khách tham quan ở Việt Nam thời thuộc địa.

Được đưa vào sách giáo khoa lớp 8, bài thơ "Nhớ rừng" bắt đầu bằng tâm trạng buồn chán của con hổ bị nhốt trong chuồng: "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua/ Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ/ Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm...".

Được đưa vào sách giáo khoa lớp 8, bài thơ "Nhớ rừng" bắt đầu bằng tâm trạng buồn chán của con hổ bị nhốt trong chuồng: "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua/ Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ/ Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm...".

Ngày nay, khu chuồng cũ đã trở thành di tích lịch sử, còn những con hổ thật thì được chuyển sang khu chuồng rộng rãi hơn nhiều.

Ngày nay, khu chuồng cũ đã trở thành di tích lịch sử, còn những con hổ thật thì được chuyển sang khu chuồng rộng rãi hơn nhiều.

Thay cho song sắt, hổ được ngăn cách với người bằng vách kính. Trong điều kiện sống mới, không biết các "ông Ba Mươi" có còn cảm thấy tù túng như cái thời "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt" nữa hay không?

Thay cho song sắt, hổ được ngăn cách với người bằng vách kính. Trong điều kiện sống mới, không biết các "ông Ba Mươi" có còn cảm thấy tù túng như cái thời "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt" nữa hay không?

Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/can-canh-chuong-cop-tram-tuoi-trong-thao-cam-vien-tphcm-1655151.html