Cách trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Trào ngược dạ dày thực quản là cách diễn đạt mô tả sự vận động ngược vào thực quản của những thành phần có trong dạ dày như không khí, thức ăn, dịch dạ dày, muối mật.

Hỏi: Con tôi năm nay 2 tuổi, nặng 12 cân. Cháu ăn rất hay bị nôn. Chỉ cần ho là bao nhiêu đồ ăn đều bị tống ra ngoài… Xin hỏi có phải con tôi bị trào ngược dạ dày thực quản không? Tôi nên cho cháu uống thuốc gì để hết nôn?

Đào Thanh Nga (Hưng Yên)

Chị Nga thân mến!

Trào ngược dạ dày-thực quản nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nặng: Viêm thực quản, lâu ngày có thể dẫn tới viêm mũi họng, ho khò khè kéo dài và khó điều trị; khó thở do viêm thanh quản cấp hoặc hen phế quản; viêm tai giữa tái phát nhiều lần, viêm xoang. Dịch acid khi trào lên miệng gây mòn răng, hỏng men răng. Trẻ sụt cân, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng…

Chính vì vậy, cần điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt. Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, ăn 10 phần còn 6-7. Kiêng ăn đồ dễ gây trào ngược như mỡ đồ rán, đồ uống có ga, trà sữa. Ăn xong không cho trẻ nằm luôn, không cho trẻ chạy nhảy nô đùa cười nhiều...

Trào ngược dạ dày-thực quản nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nặng.

Trào ngược dạ dày-thực quản nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nặng.

Lưu ý, không khuyến cáo sử dụng thuốc đối với trào ngược dạ dày ở trẻ, trừ trường hợp có biến chứng. Bởi thuốc có thể làm cản trở hấp thu canxi và sắt, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm tiết acid trong thời gian ngắn, trong trường hợp có biến chứng do trào ngược như: Trẻ chậm phát triển, bỏ ăn, có bằng chứng viêm thực quản hay bị hen mạn tính.

Chúc bé mau khỏe!

Xem thêm video đang được quan tâm:

quy trinh lay mau xet nghiem

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//cach-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-169210731113254353.htm