Cá nóc và người có bộ gen răng tương đồng

Một nghiên cứu mới phát hiện răng người phát triển từ cùng một bộ gen răng tương tự của cá nóc. Nghiên cứu này có thể được sử dụng để giúp giải quyết những trường hợp mất răng ở người.

Nghiên cứu do Tiến sĩ Gareth Fraser thuộc Khoa Khoa học Động vật và Khoa học Thực vật của Đại học Sheffield đã phát hiện cá nóc có một chương trình tạo răng tương tự với các loài động vật có xương sống khác, bao gồm cả con người.

Xuất bản trên tạp chí the journal PNAS, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tất cả các động vật có xương sống đều có một vài hình thức tái tạo răng. Tuy nhiên cá nóc sử dụng cùng một tế bào gốc để tái tạo răng như con người nhưng chỉ thay thế một vài chiếc răng tạo thành hình chiếc miệng thuôn dài đặc trưng của chúng.

Các nhà nghiên cứu, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London và Đại học Tokyo, tin rằng nghiên cứu này có thể được sử dụng để giải quyết các câu hỏi về trường hợp mất răng ở người.

Tiến sĩ Fraser cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi đặt câu hỏi làm cách nào mà cá nóc tạo thành hình miệng và bây giờ chúng tôi đã khám phá ra các tế bào gốc chịu trách nhiệm cho việc này và bộ gen điều khiển quá trình tái tạo liên tục”.

Ông nói thêm: "Thực tế là tất cả các động vật có xương sống tái tạo răng đều theo cách giống với một bộ tế bào gốc được bảo tồn có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng những nghiên cứu này để cung cấp những đầu mối có thể giải quyết các câu hỏi về trường hợp mất răng ở người".

Phần miệng cá nóc bao gồm bốn dải răng dài được thay thế hai lần. Tuy nhiên, thay vì mất răng khi thay thế, cá nóc kết hợp nhiều răng với nhau tạo ra miệng, cho phép chúng có thể nghiền nát những con mồi cứng.

Alex Thiery, một nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc Đại học Sheffield, cho biết: "Chúng tôi quan tâm đến nguồn gốc phát triển của loài cá nóc vì nó là một cơ hội đặc biệt để có kiến thức về tiến hóa xuất hiện ở động vật có xương sống nói chung.

Các loài động vật có xương sống rất đa dạng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng không giống nhau trong cách thức chúng phát triển."

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những gen tương tự cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sớm của tất cả các phần phụ trên da từ lông, lông vũ cho đến răng cá.

Mặc dù cấu trúc cuối cùng sẽ rất khác nhau nhưng bài báo này cho thấy nguồn gốc phát triển của tất cả các cấu trúc này là tương tự.

Do đó chúng tôi đã sử dụng những nền tảng chung này làm nền móng theo thời gian có thể thay đổi để tạo ra sự đa dạng rộng lớn về cấu trúc da trong các loài động vật có xương sống ", Tiến sĩ Fraser nói thêm.

Theo Dân trí/ScienceDaily

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/ca-noc-va-nguoi-co-bo-gen-rang-tuong-dong-3325604-l.html