Bước chập chững của loài người ra vũ trụ

Tham vọng chinh phục không gian của con người mới chỉ bắt đầu được hơn nửa thế kỉ nhưng đã có hàng loạt bước nhảy vọt. Trong đó, Chương trình tàu vũ trụ Gemini của NASA được coi là mở đường cho các hoạt động nghiên cứu vệ tinh tự nhiên của Trái đất, tàu con thoi và sự sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Chinh phục Mặt trăng

Chương trình Gemini là chương trình thứ hai trong ba chương trình đưa người lên vũ trụ của NASA là Mercury, Gemini và Apollo. Chương trình được bắt đầu từ năm 1961 tới năm 1966 với 12 sứ mệnh Gemini, trong đó có 10 chương trình đưa con người lên bề mặt Mặt trăng và trở về Trái đất an toàn. Các tàu thuộc chương trình này được phát triển để hỗ trợ cho tham vọng chinh phục Mặt trăng mà Mỹ ấp ủ.

Tàu vũ trụ Gemini VI chuẩn bị rời bệ phóng.

Các tàu thuộc lớp Gemini được thiết kế để hoạt động trong thời gian khá dài, tương đương một chuyến đi tới Mặt trăng và quay trở lại. Ngoài ra, con tàu có động cơ đẩy giúp nó hoạt động trong không gian, có khả năng ráp nối bên ngoài vũ trụ và quan trọng nhất là đảm bảo cho các nhà du hành vũ trụ sống bên ngoài không gian trong khoảng thời gian 8 ngày, điều kiện thiết yếu cho việc chinh phục Mặt trăng. Đây cũng là loại tàu cho phép các phi hành gia bước ra ngoài khoảng không vũ trụ.

Với kích cỡ lớn hơn loại tàu Mercury, Gemini đủ rộng để đưa 2 phi hành gia vào vũ trụ. Bên trong khoang hình nón là hai ghế ngồi, một bảng thiết bị và bàn điều khiển, giống bố trí bên trong một chiếc ô tô. Bên trên mỗi chiếc ghế là một cánh cửa sập, nơi phi hành gia bước ra và đi bộ ngoài không gian.

Không những vậy, Gemini là tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới được trang bị một máy tính điều khiển trên khoang lái, cho phép các phi hành gia dễ dàng kiểm soát con tàu.

Khác với Mercury, Gemini không có hệ thống tên lửa dự phòng trong trường hợp tên lửa gặp sự cố. Thay vào đó, nó có hệ thống ghế phóng, radar kiểm soát hành trình bay cùng với đồng hồ chỉ thị đường chân trời (giúp xác định độ cân bằng của phi thuyền). Được trang bị dù và hệ thống phao đặc biệt, Gemini sẽ hạ cánh xuống biển sau hành trình quay trở lại Trái đất.

Mỗi chuyến bay là một thử thách

Mỗi chuyến bay là một nỗ lực mới, một thử thách mới. Chương trình Gemini thực hiện các bước đi bộ ngoài không gian, kết nối hai phi thuyền và các thử thách khi ở trong quỹ đạo thời gian dài. Các chuyến bay thử nghiệm thức ăn không gian, điều kiện hỗ trợ sự sống và tế bào nhiên liệu.

Một nhà du hành tàu Gemini đi bộ trong không gian.

Một trong những nhiệm vụ chính của Gemini là chứng minh rằng tàu vũ trụ có thể gặp gỡ và kết nối trên quỹ đạo. Đó mà một kỳ công liên quan đến nhiều phép tính phức tạp, điều hướng và định vị chính xác. Nếu không có các khả năng này, Gemini đã không có triển vọng thành công.

Gemini-3 là chuyến bay có người lái đầu tiên thuộc chương trình Gemini. Mục đích chính của chuyến bay này là nhằm kiểm tra khả năng điều chỉnh quỹ đạo của các tàu vũ trụ có người lái của NASA. Đây cũng là chuyến bay có nhiều người lái đầu tiên của Hoa Kỳ (sau Voskhod-1 và Voskhod-2 của Liên Xô). Phi hành đoàn Gemini -3 là Virgil I. Grissom và John W. Young.

Chương trình Gemini đã đạt được một số kỷ lục đầu tiên khi ngày 3/6/1965, Gemini 4 đã đưa nhà du hành vũ trụ Edward Higgins White đã trở thành người Mỹ đầu tiên bước đi trong không gian. Sau 20 phút đi bộ ngoài không gian, phi hành gia vũ trụ Edward Higgins White sung sướng nói: "Đó là khoảnh khắc cực kỳ tuyệt vời trong cuộc đời tôi. Một trải nghiệm không thể nào quên."

Chuyến bay kéo dài 7 ngày 22 giờ 55 phút 14 giây, do Gemini 5 thực hiện vào tháng 11 năm 1966 đã lập lên một kỷ lục mới về thời gian làm việc của con người ngoài không gian.

Ngày 16/3/1966, Neil Armstrong thực hiện chuyến đi đầu tiên vào vũ trụ bằng tàu Gemini 8 - tàu có người lái thứ 6 trong Chương trình Gemini. Nhiệm vụ lần đó là kết nối tàu Gemni 8 với Agena - thiết bị không người lái trong vũ trụ.

Vài tiếng sau khi rời khỏi bệ phóng, quá trình kết nối của tàu đã thành công. Tuy vậy, nửa tiếng sau đó, cả hai phương tiện đều bắt đầu quay vòng một cách bất thường và không thể kiểm soát.

Armstrong buộc lòng ngắt kết nối giữa Gemini 8 với Agena, nhưng tàu quay càng ngày càng nhanh hơn. Cuối cùng ông đã phải ổn định lại Gemini 8 bằng cách sử dụng động cơ phản lực ion - động cơ duy nhất được dùng để quay trở về Trái đất. Sau khi sử dụng động cơ này, nhiệm vụ Gemini 8 buộc phải hủy bỏ sớm hơn 2 ngày so với kế hoạch. Chưa đầy 11 tiếng sau khi bắt đầu nhiệm vụ, Armstrong và cộng sự đã đáp xuống biển Thái Bình Dương an toàn.

Trong chương trình Gemini của NASA, nhiều sự cố đã xảy ra như hỏng động cơ, trục trặc khi triển khai Module nối. Mặc dù vậy, các sứ mệnh mang tên Gemini đã cho thấy nhiều đóng góp hơn rủi ro. Bất ngờ hơn hết là phi hành đoàn đều trở về Trái đất an toàn. Phi hành gia Gere Cernan đã trở thành người cuối cùng đặt chân lên Mặt trăng.

TL

Nguồn Tin Tức TTXVN: http://baotintuc.vn/tu-lieu/nhin-lai-chuong-trinh-tau-vu-tru-gemini-cua-nasa-20160414214328215.htm