Bức xúc về việc bầu Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người thấy xuất hiện một nhân vật mới trong vai trò Phó chủ tịch và là người phát ngôn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Thọ Trí, Giám đốc công ty lương thực Trà Vinh.

Việc ông Trí xuất hiện với tư cách Phó chủ tịch VFA làm cho nhiều doanh nghiệp (DN) thành viên của VFA bức xúc vì cho rằng việc bầu bán không đúng quy định. Phó chủ tịch “ngang hông”? Đầu tháng 8/2009, trong một cuộc họp thường kỳ Hội đồng quản trị VFA, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA giới thiệu ông Nguyễn Thọ Trí (Giám đốc Công ty Lương thực Trà Vinh, thành viên Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Vina Food 2) vào cùng tham dự phiên họp. Sau đó, với lý do gần đây có nhiều “thông tin bất lợi” cho VFA xuất hiện trên báo chí, nên ông Phong chỉ định ông Nguyễn Thọ Trí giữ chức Phó Chủ tịch VFA phụ trách “phát ngôn”. Khi được ông Trương Thanh Phong chỉ định chức danh Phó Chủ tịch VFA, ông Nguyễn Thọ Trí đang là Giám đốc Công ty lương thực Trà Vinh, chưa phải là thành viên Hội đồng Quản trị VFA (điều kiện bắt buộc để được giới thiệu bầu bổ sung chức danh lãnh đạo VFA). Qua tìm hiểu của Đất Việt, một người muốn ngồi vào ghế Phó chủ tịch VFA trước hết phải được bầu bổ sung vào thành viên Hội đồng quản trị thông qua Đại hội toàn thể Hiệp hội (hơn 120 DN thành viên). Tiếp đến Hội đồng quản trị mới bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch. Sau đó, biên bản hai cuộc bầu cử này đính kèm công văn đề nghị của VFA phải chuyển đến Bộ Nội vụ xem xét và sau khi được phê chuẩn mới được công bố chức danh Phó Chủ tịchVFA. Ngay sau khi được lên chức phó chủ tịch VFA, hơn một tháng nay ông Trí liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và đưa ra những tuyên bố đầy “cứng rắn”, như: đã có trong tay danh sách 7 doanh nghiệp ở ĐBSCL bán phá giá; đã chuyển danh sách 14 danh sách cho Bộ Công thương xử lý; sẽ đề nghị cấm xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vi phạm quy chế… Doanh nghiệp thành viên bất bình Ông N.H.L, Tổng giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Kiên Giang, thành viên HĐQT VFA, xác nhận: “Việc ông Nguyễn Thọ Trí giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội thực chất là do Chủ tịch giới thiệu vào chứ chưa thông qua bầu cử. Trong một cuộc họp HĐQT ở TP HCM, ông Phong (Chủ tịch VFA) giới thiệu ông Trí vào cùng dự (khi ấy ông này chưa phải là thành viên HĐQT). Ngay sau khi được lên chức phó chủ tịch VFA, hơn một tháng nay, ông Trí liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và đưa ra những tuyên bố đầy “cứng rắn” như: đã có trong tay danh sách 7 doanh nghiệp ở ĐBSCL bán phá giá; đã chuyển danh sách 14 danh sách cho Bộ Công thương xử lý; sẽ đề nghị cấm xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vi phạm quy chế… Doanh nghiệp thành viên bất bình Ông N.H.L, Tổng giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Kiên Giang, thành viên HĐQT VFA, xác nhận: “Việc ông Nguyễn Thọ Trí giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội thực chất là do Chủ tịch giới thiệu vào chứ chưa thông qua bầu cử. Trong một cuộc họp HĐQT ở TP HCM, ông Phong (Chủ tịch VFA) giới thiệu ông Trí vào cùng dự (khi ấy ông này chưa phải là thành viên HĐQT). Sau đó, trong cuộc họp, ông Phong giới thiệu và chỉ định ông Trí giữ chức Phó chủ tịch VFA và gần như không ai dám… phản đối. Ông Phong đề xuất giơ tay biểu quyết, đa số đều giơ tay dù rất khó chịu. Chỉ có một số ít doanh nghiệp kiên quyết không giơ tay, nhưng không đủ số phiếu để phủ quyết”. Ông P.V.Đ, Giám đốc Công ty cũng có trụ sở ở Kiên Giang, nói: “Tôi vào Hiệp hội gần hai năm rồi, chưa thấy bầu bán gì trong khi nhân sự mới lại bổ sung liên tục. Kể cả hiện nay, chúng tôi chưa nhận được quyết định bổ nhiệm chức vụ nào từ HĐQT cả… Tôi cho rằng như vậy là vi phạm Điều lệ và tước quyền tự do bầu cử của các DN thành viên”. Ông P.V.B, Giám đốc Công ty lương thực ở Đồng Tháp, nhấn mạnh: “Tôi cũng biết chuyện này. Thực tình mà nói, điều hành và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo như vậy là thiếu minh bạch, ngang nhiên xâm phạm quyền lợi chính đáng của Hội viên. Một Hiệp hội nắm quyền sinh sát hàng chục triệu nông dân mà tổ chức nhân sự kiểu tùy tiện như vậy là không thể chấp nhận… Đề nghị Bộ Nội vụ làm rõ và xử lý nghiêm”. Nói một đằng, làm một nẻo Trước báo giới, ông Nguyễn Thọ Trí, với tư cách Phó Chủ tịch VFA, đưa ra tuyên bố cứng rắn về việc sẽ xem xét, đề xuất xử lý những doanh nghiệp thành viên xuất khẩu gạo dưới giá sàn do VFA quy định. Thế nhưng, thật lạ lùng là, Công ty Lương thực Trà Vinh do ông Trí làm giám đốc đã liên tục bán gạo dưới giá sàn mà VFA quy định. Ngày 1/7 và 13/7/2009, Công ty Lương thực Trà Vinh mở ba tờ khai Hải quan xuất 5 lô hàng 11.000 tấn gạo 5% tấm với giá chỉ 400 - 407 USD một tấn cho đối tác Singapore. Cùng thời điểm này, giá sàn VFA công bố trên mục “Thông báo giá gạo đăng ký hợp đồng xuất khẩu” cho loại gạo nói trên (áp dụng cho thời hạn giao hàng từ tháng 7 đến tháng 8/ 2009) là 460 USD một tấn. Như vậy, với 5 lô hàng này, Công ty Lương thực Trà Vinh đã bán thấp hơn giá sàn 53 - 60 USD một tấn. Ngày 7/8, Công ty Lương thực Trà Vinh đăng ký xuất lô hàng 2.000 tấn gạo 5% tấm sang Singapore với giá 400 USD tấn, so với mức giá sàn do VFA công bố thấp hơn 60 USD/ tấn. Ngày 18/8/2009, Công ty Lương thực Trà Vinh xuất lô hàng 2.440 tấn gạo 15% tấm cho một đối tác Mỹ với giá chỉ 362 USD một tấn. Trong khi đó, cùng thời điểm này, giá sàn VFA công bố cho loại gạo nói trên là 430 USD một tấn. Ngày 28/8, Công ty Lương thực Trà Vinh đăng ký xuất lô hàng 2.000 tấn gạo loại 15% tấm sang Mozambique (Châu Phi) với giá 372 USD một tấn. Hợp đồng này bán thấp hơn giá sàn 58 USD một tấn.

Nguồn Đất Việt: http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Buc-xuc-ve-viec-bau-Pho-chu-tich-Hiep-hoi-luong-thuc-Viet-Nam/200910/64451.datviet