Biểu hiện và cách sơ cứu nạn nhân đột quỵ

Ước tính trung bình cứ 6 người đang sống có ít nhất một trường hợp bị đột quỵ một lần trong đời.rnrnViệc nhận biết cơn đột quỵ sắp đến có thể giúp người bệnh và người thân có những biện pháp sơ cứu, điều trị kịp thời để tránh những tai biến nguy hiểm.

Biểu hiện của đột quỵ

Trưa 15-5, BV Đa khoa Xuyên Á tiếp nhận ông T. trong tình trạng chóng mặt, liệt nửa thân bên trái, méo miệng. Người nhà cho biết ông T. đang ăn tiệc tại nhà thì đột ngột lả người, vã mồ hôi, nôn ói... Bên cạnh đó, ông T. có tiền căn tăng huyết áp nhưng không điều trị liên tục.

Bên cạnh đó, ông T có tiền căn tăng huyết áp nhưng không điều trị liên tục. Chẩn đoán cho thấy ông T có chỉ số 12 điểm trên bảng đánh giá đột quỵ (NISSH) với các biểu hiện rối loạn cảm giác nửa thân trái, tay trái sức cơ 3/5, nói chuyện khó khăn. Kết quả cận lâm sàng và lâm sàng xác định ông T bị đột quỵ, nhồi mạch máu não cấp giờ thứ 1,5.

Các bác sĩ nhanh chóng truyền thuốc tiêu sợi huyết (Actilyse) cho ông T. Sau 24 giờ, ông T tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không đau đầu, tay trái phục hồi hoàn toàn, chân trái có cải thiện, giảm liệt mặt. Ông T cũng đã trò chuyện và ăn uống bình thường. Chỉ số đánh giá đột quỵ từ 12 điểm chỉ còn 2 điểm.

Bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe ông T. (Ảnh PLO)

Một bác sĩ khoa Nội thần kinh BV Đa khoa Xuyên Á khuyên khi có các yếu tố nguy cơ đột quỵ và nhồi máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường… nên khám và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Cách sơ cứu nạn nhân bị đột quỵ

Xu hướng bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, đặc biệt gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Nếu như trước đây bệnh ghi nhận nhiều ở nhóm người già 50-60 tuổi trở lên thì hiện nay số bệnh nhân tuổi 40 nhập viện vì bệnh này ngày càng gia tăng, trong đó nam nhiều hơn nữ. Ước tính trung bình cứ 6 người đang sống có ít nhất một trường hợp bị đột quỵ một lần trong đời.

Việc nhận biết cơn đột quỵ sắp đến có thể giúp người bệnh và người thân có những biện pháp sơ cứu, điều trị kịp thời để tránh những tai biến nguy hiểm.

Theo bác sĩ Tăng Quốc Chí, chuyên khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn, nhận biết một người bị tai biến mạch máu não qua những dấu hiệu: Bỗng dưng phát âm không rõ, yếu một tay hoặc chân, mắt mờ một bên, miệng méo, mất cảm giác ở một bộ phận. Có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân nói, cười, nhấc tay hoặc chân lên, nhắm mắt, chu miệng… sẽ thấy rõ tình trạng yếu cơ hoặc méo miệng, mờ mắt.

Bác sĩ Chí khuyến cáo không được châm kim vào đầu ngón tay, nặn chanh vào miệng hay cho nạn nhân uống nước sẽ dễ bị sặc, ngạt thở. Nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ngửa với đầu cao 30 độ, nghiêng sang một bên, nới lỏng quần áo trong và ngoài. Giữ không khí thông thoáng, giải tán đám đông xung quanh. Đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Bác sĩ Chí từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quỵ trong nhà vệ sinh ngã xuống dẫn đến chấn thương. Trường hợp này khi phát hiện, người nhà không nên di chuyển nạn nhân mà cần giữ cho đầu họ nghiêng sang một bên rồi gọi 115 ngay. Trong quá trình đó, hãy nhờ nhân viên y tế tư vấn qua điện thoại cách sơ cấp cứu ban đầu để hạn chế thương tổn, biến chứng.

Thổi bay nhiệt miệng ngày hè với cách làm đơn giản này

Phương Vũ (T/h)

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/song-khoe/bieu-hien-va-cach-so-cuu-nan-nhan-dot-quy-d112595.html