Biến động bất ngờ, cổ phiếu VPBank đã phản ánh hết giá trị?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/8, cổ phiếu VPBank đóng cửa ở mức 37.200đ/cp, giảm 1.800 đồng so với mở cửa. Đây là một bất ngờ lớn bởi các cổ phiếu lớn thường tăng mạnh về giá trong ngày giao dịch đầu tiên.

Đây là ngày giao dịch thứ hai của cổ phiếu VPB, trong ngày giao dịch đầu tiên 17/8, có thời điểm VPB giảm sâu đến hơn 15%. Chỉ đến cuối phiên VPB mới trở về được mức giá tham chiếu 39.000 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, khi bắt đầu giao dịch, nhiều nhà đầu tư đã nghi ngại, liệu mức giá 39.000 mà VPBank niêm yết có phải là quá cao so với mặt bằng cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết hiện nay trên thị trường? Nếu so với mức giá khoảng 20.000 đồng của 2 "ông lớn" khác như BID (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) hay CTG (Ngân hàng Công Thương Việt Nam), cổ phiếu VPB còn được định giá gần gấp đôi.

Nhận định về điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, VPBank đang có các chỉ số như ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân) hay NIM vượt trội, thậm chí gấp đôi so với mặt bằng chung ngành ngân hàng nên mức giá đó không quá khó hiểu.

VPBank có mức lãi sau thuế gần 3.900 tỷ đồng, dẫn đầu các nhà băng cổ phần và chỉ bằng khoảng 70% so với các ông lớn quốc doanh. Tuy nhiên, nếu xét về khả năng tạo lợi nhuận thì họ lại dẫn đầu. Trong khi mặt bằng chung của các ngân hàng đã niêm yết chỉ đạt ROAE khoảng 11-14%, riêng Vietcombank cao nhất là 14,7% thì của VPBank tới 25,7%. Tương tự với ROA, ngoại trừ Ngân hàng Quân đội có tỷ suất trên 1%, các nhà băng khác, kể cả Vietcombank, VietinBank hay BIDV đều dưới 1% thì tỷ suất của VPBank tới 1,7%.

VPBank có mức lãi sau thuế gần 3.900 tỷ đồng, dẫn đầu các nhà băng cổ phần và chỉ bằng khoảng 70% so với các ông lớn quốc doanh. Tuy nhiên, nếu xét về khả năng tạo lợi nhuận thì họ lại dẫn đầu. Trong khi mặt bằng chung của các ngân hàng đã niêm yết chỉ đạt ROAE khoảng 11-14%, riêng Vietcombank cao nhất là 14,7% thì của VPBank tới 25,7%. Tương tự với ROA, ngoại trừ Ngân hàng Quân đội có tỷ suất trên 1%, các nhà băng khác, kể cả Vietcombank, VietinBank hay BIDV đều dưới 1% thì tỷ suất của VPBank tới 1,7%.

Tuy nhiên, đi kèm với những con số tạo lợi nhuận "đẹp như tranh" này, VPBank cũng là ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu khá cao so với mặt bằng chung. Chưa kể, phân khúc khách hàng mà VPBank đang đối mặt cũng khá rủi ro, chủ yếu là tín chấp với bán lẻ và vẫn còn nhiều bóng dáng của các ông lớn "bất động sản" trong mảng bán buôn.

Việc VPB không thể đóng cửa trong sắc xanh ngày 18/8 là một bất ngờ lớn bởi các cổ phiếu lớn thường tăng mạnh về giá trong ngày giao dịch đầu tiên.

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), với mức giá tham chiếu 39.000 đồng, giá cổ phiếu VPB có vẻ đã phản ánh hết giá trị, và việc giá cổ phiếu này đã tăng mạnh trên thị trường OTC từ đầu năm có lẽ đã ảnh hưởng đến cầu đối với cổ phiếu này.

Lý do quan trọng hơn cả, theo HSC, là room cho NĐT nước ngoài của cổ phiếu VPB đã đầy ngay trong phiên giao dịch xác định giá mở cửa. Điều này đã làm mất đi nhu cầu chính đối với cổ phiếu VPB nên giá cổ phiếu chỉ còn phụ thuộc vào NĐT nội.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, room cho khối ngoại tại các Ngân hàng TMCP là 30%. Tuy nhiên VPB đã chủ động “khóa” room ở mức 25% để nhường dư địa 5% cho việc chuyển đổi khoản vay của IFC sang cổ phiếu VPB thường (giá trị khoản vay là 57 triệu USD, tương đương 1.300 tỷ đồng). Trước ngày chào sàn, room cho khối ngoại đã là 22,34%. Do đó, room trống chỉ còn 2,66%, tương đương 37 triệu cổ phiếu, và ngay lập tức đã được lấp đầy sau khi mở cửa.

Mai An (t/h)

Nguồn ANTT: http://antt.vn/bien-dong-bat-ngo-co-phieu-vpbank-da-phan-anh-het-gia-tri-206205.htm