Biến cố đẫm máu ập xuống những người tìm ra New Zealand

Trong nỗ lực đặt chân lên New Zealand, đoàn thám hiểm của Tasman đã có một cuộc xung đột với thổ dân. Cư dân bản địa ở nơi đây cho rằng tiếng kèm trumpet của người châu Âu chính là tín hiệu bắt đầu một trận chiến.

Nằm ở Tây Nam của Thái Bình Dương, cách khoảng lục địa Australia khoảng 2.000 km về phía Đông, New Zealand là quốc gia có diện tích lớn thứ hai của châu Úc.

Người châu Âu đầu tiên được ghi nhận đã tiếp cận New Zealand là nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Tasman. Ông cùng thủy thủ đoàn đã đặt chân đến hòn đảo này năm 1642.

Trước đó, vào năm 1634, Tasman được bổ nhiệm làm chỉ huy phó trong chuyến thám hiểm vùng bắc Thái Bình Dương. Tháng 8/1642, ông được cử làm người chỉ huy chuyến thám hiểm mang tên "Đất phương Nam bí ẩn".

Vào ngày 24/11/1642, Tasman quan sát thấy bờ biển của một hòn đảo chưa từng được biết đến. Ông đặt tên cho nơi đây là Vùng đất Van Diemen . Sau này, hòn đảo đã được đặt tên là Tasmania để ghi công người phát hiện ra nó.

Tasman có ý định đi tiếp lên hướng Bắc, nhưng vì ảnh hưởng của gió nên ông phải chuyển sang hướng Đông. Vào ngày 13/12/1962, đoàn thám hiểm tiếp tục ghi nhận một hòn đảo mới.

Đây chính là bờ biển phía tây bắc của đảo Nam, một trong hai đảo chính của New Zealand. Khám phá này khiến Abel Tasman trở thành nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tìm thấy New Zealand.

Sau vài thăm dò ban đầu ông neo thuyền lại bờ phía Đông. Ông đặt tên cho hòn đảo này là Staten Landt vì tưởng rằng nó nối với đảo Staten ở Argentina tại phía Nam của Nam Mỹ.

Trong nỗ lực duy nhất nhằm đặt chân lên đảo, đoàn thám hiểm của Tasman đã có một cuộc xung đột với thổ dân. Cư dân bản địa ở nơi đây cho rằng tiếng kèm trumpet của người châu Âu chính là tín hiệu bắt đầu một trận chiến.

Nhiều thủy thủ trong đoàn của Tasman đã bị giết bởi các chiến binh thổ dân. Dù vậy, Tasman không trả đũa tàn bạo như cách người châu Âu thường làm mà lặng lẽ rời khỏi đảo.

Trên hành trình quay về, tàu của Tasman suýt bị chìm khi va phải dải san hô ở khu vực quần đảo Fiji. Cuối cùng ông đến Tây Bắc New Guinea và trở về Batavia, thuộc địa của Hà Lan, vào ngày 15/6/1643.

Sau đó, người Hà Lan gọi hòn đảo mới được Tasman phát hiện là Nieuw Zeeland, theo tên tỉnh Zeeland của Hà Lan. Hòn đảo rơi vào quên lãng trong hơn một thế kỷ tiếp theo, cho đến khi thuyền trưởng James Cook đi qua khu vực này và ghi lại nhật ký chi tiết về các hòn đảo năm 1769–1770.

James Cook cũng chính là người đã Anh hóa tên gọi Nieuw Zeeland thành New Zealand, ngày nay là tên gọi chính thức của đảo quốc ở Nam bán cầu này.

Mời quý độc giả xem video: Bãi biển bỏng ngô chỉ có ở Tây Ban Nha / VTV Travel.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bien-co-dam-mau-ap-xuong-nhung-nguoi-tim-ra-new-zealand-1606924.html