Bên trong những trại cai nghiện Internet tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước đầu tiên coi "nghiện Internet" là một hội chứng nguy hiểm. Nước này đã xây dựng tất cả 250 trại cai nghiện để giúp phụ huynh cai nghiện cho con em.

Các nhà khoa học tại Trung tâm cai nghiện Internet Đại Hưng (Bắc Kinh) tiến hành quét não của một người nghiện Internet cho mục đích nghiên cứu. Các nhà tâm lý học cho rằng, áp lực cạnh tranh tại một đất nước 1,3 tỷ dân là nguyên nhân chính khiến nhiều thanh niên Trung Quốc tìm đến cuộc sống ảo trên Internet.

Một nữ hướng dẫn viên và một cựu quân nhân dẫn cô gái trẻ này đến trung tâm giáo dục Qide - một trung tâm điều trị chứng nghiện Internet tại Bắc Kinh. Có tất cả 250 trung tâm cai nghiện Internet, hoạt động theo phong cách quân đội tại Trung Quốc.

Tại Qide, 2 hướng dẫn viên sẽ trao đổi với nhau qua một cửa sổ nhỏ như thế này.

Những trung tâm điều trị như Qide sử dụng chiến thuật quân sự để dạy kỷ luật cho người nghiện trẻ. "Các con nghiện Internet đang trong tình trạng thể chất rất nghèo nàn", Xing Liming, một quan chức Qide phát biểu trên Reuters. "Nỗi ám ảnh của họ với Internet đã khiến sức khỏe của họ bị tổn hại nghiêm trọng, khiến họ mất đi các kỹ năng sống thông thường".

Các hướng dẫn viên sẽ tìm cách lấy lại vóc dáng thông thường sau nhiều giờ liên tục ngồi bên máy vi tính.

Một cựu giảng viên quân sự dạy cho các thanh niên này cách đi đều bước. Hầu hết các thanh niên có mặt ở đây đều theo nguyện vọng của cha mẹ họ.

Những học sinh, sinh viên này sẽ bị phạt theo nhóm nếu không tuân thủ quy định.

Ngoài dạy thể chất, những thanh niên này tham gia các khóa học kéo dài 4-8 tháng về đạo đức truyền thống của Trung Quốc.

Các khóa học đều được giảng dạy bởi những cựu quân nhân.

Chương trình giáo dục còn bao gồm cả các khóa học nhạc và múa sư tử.

Một người nghiện Internet trẻ đứng ngoài căn phòng của mình bên trong trại cai nghiện.

Các học viên tại Qide cũng được dạy cách làm những công việc hàng ngày như lau dọn, nấu ăn và các kỹ năng quan trọng khác - những kỹ năng mà họ đã lãng quên vì Internet. "Giáo dục và sống trong môi trường quân sự giúp những thanh niên này có kỷ luật hơn và sống một cuộc sống bình thường", Xing nói với Reuters. "Việc này giúp cải thiện sức mạnh thể chất và giúp họ phát triển thói quen sinh hoạt tốt."

Hai cậu bé tuổi teen học cách nhặt rau để chuẩn bị cho bữa ăn sắp tới.

Ăn cơm tập thể.

Học viên được yêu cầu phải sạch sẽ, ngăn nắp trong mọi hoàn cảnh.

Một cựu quân nhân thường xuyên giảng dạy cho họ về tầm quan trọng của tính kỷ luật.

Các nhà tâm lý cũng tham gia vào quá trình phục hồi cho các học viên trẻ.

Một thiếu niên tên Wang đã được chẩn đoán mắc phải hội chứng rối loạn "nghiện Internet". Cậu từng chơi một trò bắn súng trực tuyến trong ba ngày liên tiếp để thoát khỏi áp lực từ cha mẹ (theo cậu nói). "Cha mẹ tôi muốn tôi học ở nhà cả ngày, tôi không được phép ra ngoài chơi," cậu chia sẻ trên Reuters. "Sau khi đã nghiện game, thành tích học tập của tôi rất thậm tệ nhưng tôi đã đạt được một cảm giác về thành tích cao trong trò chơi ảo".

Do được coi là một hội chứng rối loạn tâm lý lâm sàng nên chứng nghiện Internet cũng có những biểu hiện phụ, cần dùng đến thuốc điều trị.

Y tá đang đi phân phát thuốc cho các học viên tại Qide.

Một học viên đã hoàn thành khóa điều trị đang chào bạn bè để trở về.

Họ đã sống như một gia đình trong suốt 6 tháng qua.

Video Clip mặt trái của chứng 'nghiện' smartphone Đừng quá mải mê chăm chú vào chiếc smartphone của mình, bạn có thể đánh mất đi nhiều khoảnh khắc giá trị của cuộc sống này. Đó là thông điệp của đoạn clip nói trên.

Chứng nghiện smartphone ở châu Á được cảnh báo là trầm trọng Nhiều tờ báo trích dẫn các nghiên cứu mới nhất cho thấy, người dân châu Á đặc biệt là giới trẻ đang nghiện điện thoại thông minh ở mức trầm trọng.

Điện thoại di động lấy đi của bạn những gì?

Hãy thử cất chiếc điện thoại di động trong một ngày, bạn sẽ biết nó đã lặng lẽ lấy đi của bạn những gì. Đó là thông điệp của tác giả bài viết này.

Đức Nam

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/ben-trong-nhung-trai-cai-nghien-internet-tai-trung-quoc-post434008.html