Bất ngờ phát hiện 'Trái Đất khác' cách chúng ta 72 năm ánh sáng

Được mệnh danh là K2-415b, thế giới mới cách chúng ta 72 năm ánh sáng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2017, tuy nhiên đến nay các tính chất đặc biệt của nó mới được hé lộ.

Các nhà khoa học đã phân tích hình ảnh có độ phân giải cao và quang phổ cận hồng ngoại của K2-415b và nhận thấy nó phải là hành tinh đá như Trái Đất. Hành tinh này có khối lượng từ 1,3 đến 5,7 khối lượng Trái Đất, với khả năng cao nhất là gấp 3 khối lượng Trái Đất. Nó là một trong những ngoại hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện ở các ngôi sao cách chúng ta hàng chục năm ánh sáng trở lên.

Các nhà khoa học đã phân tích hình ảnh có độ phân giải cao và quang phổ cận hồng ngoại của K2-415b và nhận thấy nó phải là hành tinh đá như Trái Đất. Hành tinh này có khối lượng từ 1,3 đến 5,7 khối lượng Trái Đất, với khả năng cao nhất là gấp 3 khối lượng Trái Đất. Nó là một trong những ngoại hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện ở các ngôi sao cách chúng ta hàng chục năm ánh sáng trở lên.

Kích thước này vẫn giúp nó nằm trong khoảng những hành tinh giống với Trái Đất và lọt vào danh sách những thế giới cần quan tâm trong hành trình đi tìm sự sống ngoài vũ trụ.

Kích thước này vẫn giúp nó nằm trong khoảng những hành tinh giống với Trái Đất và lọt vào danh sách những thế giới cần quan tâm trong hành trình đi tìm sự sống ngoài vũ trụ.

Nó quay khá gần ngôi sao mẹ, nhưng sao mẹ này là một sao lùn loại M, tức sao lùn đỏ, là loại sao thuộc dãy chính lạnh nhất, nhỏ nhất và nhiều nhất trong thiên hà Milky Way chứa Trái Đất. Ngôi sao K2-415 của hành tinh mới này chỉ có 16% khối lượng Mặt Trời của chúng ta.

Nó quay khá gần ngôi sao mẹ, nhưng sao mẹ này là một sao lùn loại M, tức sao lùn đỏ, là loại sao thuộc dãy chính lạnh nhất, nhỏ nhất và nhiều nhất trong thiên hà Milky Way chứa Trái Đất. Ngôi sao K2-415 của hành tinh mới này chỉ có 16% khối lượng Mặt Trời của chúng ta.

"Các hành tinh nhỏ xung quanh sao lùn M là một phòng thí nghiệm tốt để khám phá sự đa dạng khí quyển của các hành tinh đá và các điều kiện mà một hành tinh đá có thể tồn tại" - các nhà khoa học cho biết.

"Các hành tinh nhỏ xung quanh sao lùn M là một phòng thí nghiệm tốt để khám phá sự đa dạng khí quyển của các hành tinh đá và các điều kiện mà một hành tinh đá có thể tồn tại" - các nhà khoa học cho biết.

Để tìm hiểu sâu hơn về hành tinh và khả năng sống của nó, các nhà khoa học sẽ cần tìm hiểu bầu khí quyển của nó, điều được kỳ vọng sẽ thực hiện được bằng kính viễn vọng không gian mạnh nhất hiện nay là James Webb của NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ - châu Âu - Canada).

Để tìm hiểu sâu hơn về hành tinh và khả năng sống của nó, các nhà khoa học sẽ cần tìm hiểu bầu khí quyển của nó, điều được kỳ vọng sẽ thực hiện được bằng kính viễn vọng không gian mạnh nhất hiện nay là James Webb của NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ - châu Âu - Canada).

Cách đây không lâu, nhóm 50 nhà thiên văn học trên khắp thế giới xác nhận sự tồn tại của ngoại hành tinh Wolf 1069 b quay quanh ngôi sao lùn đỏ Wolf 1069 chỉ cách Trái Đất 31 năm ánh sáng.

Cách đây không lâu, nhóm 50 nhà thiên văn học trên khắp thế giới xác nhận sự tồn tại của ngoại hành tinh Wolf 1069 b quay quanh ngôi sao lùn đỏ Wolf 1069 chỉ cách Trái Đất 31 năm ánh sáng.

Điều khiến phát hiện này đặc biệt đáng chú ý là Wolf 1069 b có khả năng là hành tinh đá, có khối lượng lớn gấp 1,26 lần Trái Đất và kích thước lớn gấp 1,08 lần. Wolf 1069 b cũng nằm trong vùng ở được quanh sao chủ, biến nó thành ứng viên chủ chốt để nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt.

Điều khiến phát hiện này đặc biệt đáng chú ý là Wolf 1069 b có khả năng là hành tinh đá, có khối lượng lớn gấp 1,26 lần Trái Đất và kích thước lớn gấp 1,08 lần. Wolf 1069 b cũng nằm trong vùng ở được quanh sao chủ, biến nó thành ứng viên chủ chốt để nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt.

"Khi chúng tôi phân tích dữ liệu của ngôi sao Wolf 1069, chúng tôi phát hiện một tín hiệu rõ ràng của hành tinh có khối lượng xấp xỉ Trái Đất", Diana Kossakowski, nhà nghiên cứu ở Viện Thiên văn học Max Planck tại Đức, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "Nó quay quanh sao chủ trong 15,6 ngày ở khoảng cách bằng 1/15 quãng đường từ Trái Đất tới Mặt Trời".

"Khi chúng tôi phân tích dữ liệu của ngôi sao Wolf 1069, chúng tôi phát hiện một tín hiệu rõ ràng của hành tinh có khối lượng xấp xỉ Trái Đất", Diana Kossakowski, nhà nghiên cứu ở Viện Thiên văn học Max Planck tại Đức, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "Nó quay quanh sao chủ trong 15,6 ngày ở khoảng cách bằng 1/15 quãng đường từ Trái Đất tới Mặt Trời".

So với Wolf 1069 b, sao Thủy, hành tinh gần Mặt Trời nhất, có chu kỳ quỹ đạo là 88 ngày. Kết quả là nhiệt độ bề mặt của hành tinh này lên tới 430 độ C. Khác với sao Thủy, Wolf 1069 b vẫn nằm trong vùng ở được quanh sao chủ dù có chu kỳ quỹ đạo ngắn hơn nhiều.

So với Wolf 1069 b, sao Thủy, hành tinh gần Mặt Trời nhất, có chu kỳ quỹ đạo là 88 ngày. Kết quả là nhiệt độ bề mặt của hành tinh này lên tới 430 độ C. Khác với sao Thủy, Wolf 1069 b vẫn nằm trong vùng ở được quanh sao chủ dù có chu kỳ quỹ đạo ngắn hơn nhiều.

Đó là do ngôi sao chủ là sao lùn đỏ, nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trời và Wolf 1069 b nhận được khoảng 65% bức xạ mặt trời so với Trái Đất. Điều đó tăng cường khả năng ở được của hành tinh, với nhiệt độ bề mặt trong khoảng -95,15 độ C và 12,85 độ C, nhiệt độ trung bình là -40,14 độ C.

Đó là do ngôi sao chủ là sao lùn đỏ, nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trời và Wolf 1069 b nhận được khoảng 65% bức xạ mặt trời so với Trái Đất. Điều đó tăng cường khả năng ở được của hành tinh, với nhiệt độ bề mặt trong khoảng -95,15 độ C và 12,85 độ C, nhiệt độ trung bình là -40,14 độ C.

Một đặc điểm độc đáo của Wolf 1069 b là hành tinh chịu ảnh hưởng khóa thủy triều từ sao chủ, có nghĩa một mặt của nó luôn là ban ngày và mặt còn lại luôn chìm trong bóng tối. Dù Wolf 1069 b không có chu kỳ ngày/đêm giống Trái Đất, nhóm nghiên cứu hy vọng mặt ban ngày của nó vẫn có những điều kiện phù hợp với sự sống.

Một đặc điểm độc đáo của Wolf 1069 b là hành tinh chịu ảnh hưởng khóa thủy triều từ sao chủ, có nghĩa một mặt của nó luôn là ban ngày và mặt còn lại luôn chìm trong bóng tối. Dù Wolf 1069 b không có chu kỳ ngày/đêm giống Trái Đất, nhóm nghiên cứu hy vọng mặt ban ngày của nó vẫn có những điều kiện phù hợp với sự sống.

Do khoảng cách 31 năm ánh sáng, Wolf 1069 b là ngoại hành tinh lớn cỡ Trái Đất gần thứ 6, sau Proxima Centauri b, GJ 1061 d, Teegarden's Star c, và GJ 1002 b and c. Mô hình mô phỏng khí hậu toàn cầu cho thấy Wolf 1069 b nằm trong nhóm nhỏ ngoại hành tinh được xem như mục tiêu tiềm năng để tìm dấu vết hóa học của sự sống.

Do khoảng cách 31 năm ánh sáng, Wolf 1069 b là ngoại hành tinh lớn cỡ Trái Đất gần thứ 6, sau Proxima Centauri b, GJ 1061 d, Teegarden's Star c, và GJ 1002 b and c. Mô hình mô phỏng khí hậu toàn cầu cho thấy Wolf 1069 b nằm trong nhóm nhỏ ngoại hành tinh được xem như mục tiêu tiềm năng để tìm dấu vết hóa học của sự sống.

Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bat-ngo-phat-hien-trai-dat-khac-cach-chung-ta-72-nam-anh-sang-1805028.html