Bảo tồn giá trị di sản văn hóa Mo Mường

Là một trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh, những năm qua, huyện Lạc Sơn luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường. Năm 2018, Câu lạc bộ Mo Mường huyện Lạc Sơn được thành lập với tổng số hội viên là 39 người.

 Thầy Mo làm lễ tại Lễ hội đánh cá suối tháng 3, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc). Từ khi thành lập cho đến nay, các thành viên trong Câu lạc bộ luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lỗi của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế hoạt động của Câu lạc bộ. Thời gian qua, do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động của các thành viên trong câu lạc bộ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với trách nhiệm cao trong công việc các thầy Mo vẫn luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn để động viên tinh thần, trấn an tang chủ, các gia đình có người đau ốm,… Bình quân mỗi năm, các thành viên trong Câu lạc bộ thực hiện trên 100 nghi lễ, trong đó nghi lễ mo ma chiếm khoảng trên 40%. Câu lạc bộ cũng đã phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lạc Sơn tổ chức thành công lớp truyền dạy chữ Mường và Mo Mường cho hơn 40 học viên là người dân tộc Mường. Trong năm 2021,Câu lạc bộkết nạp được 3 thành viên mới, trong đó thành viên trẻ nhất sinh năm 1992 với thâm niên 9 năm hành nghề Mo. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, huyện Lạc Sơn cho biết: Trong đời sống tinh thần của người Mường, ông Mo có vai trò vô cùng quan trọng, được ví là người giữ lửa cho dân tộc Mường. Mo Mường là Di sản văn hóa độc đáo của người dân tộc Mường; được đánh giá là một Di sản văn hóa đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị nhân văn, giá trị văn hóa - lịch sử; là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, văn hóa ứng xử, triết lý nhân sinh quan, thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương đất nước, tâm hồn và đạo lý nhân văn của người Mường.Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mặc dù người Mường không có chữ viết nhưng những áng Mo vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Mo Mường đã góp phần hình thành nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn các thế người Mường. Hàng năm, Ban Chỉ đạo về Di sản văn hóa "Mo Mường Hòa Bình"xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường.Trong đó,yêu cầu các cấp ủy, chính quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh; khai thác các giá trị đặc sắc của Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình một cách có hiệu quả, gắn với phát triển du lịch địa phương. Một số nội dung cụ thể như sau: Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa Mo Mường; thực hiện sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa Mo Mường; thực hiện công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Mo Mường; xây dựng các không gian bảo tồn di sản văn hóa Mo Mường gắn với phát triển du lịch... Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI; Chỉ thị 08-CT/TU, ngày 20/1/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, từ năm 2016 đến nay, công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh được quan tâm triển khai thực hiện.Mo Mường đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 4591/VPCP-KGVX, ngày 9/6/2020 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc dự kiến lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể (trong đó có Mo Mường tỉnh Hòa Bình) đệ trình UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục triển khai các bước thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường. Để đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như sau: Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tăng cường lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn toàn tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chủ động thực hiện đầy đủ trình tự xây dựng hồ sơ Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.Các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu đề xuất các biện pháp, xác định nguồn lực và khẩn trương triển khai thực hiện công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Mo Mường; tiếp tục nghiên cứu những nội dung tiêu biểu mang giá trị đạo đức, văn hóa, giáo dục trong Mo Mường để biên soạn, đưa vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế xã hội hóa để vận động Nhân dân, huy động xã hội tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh. P.V

Thầy Mo làm lễ tại Lễ hội đánh cá suối tháng 3, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc). Từ khi thành lập cho đến nay, các thành viên trong Câu lạc bộ luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lỗi của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế hoạt động của Câu lạc bộ. Thời gian qua, do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động của các thành viên trong câu lạc bộ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với trách nhiệm cao trong công việc các thầy Mo vẫn luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn để động viên tinh thần, trấn an tang chủ, các gia đình có người đau ốm,… Bình quân mỗi năm, các thành viên trong Câu lạc bộ thực hiện trên 100 nghi lễ, trong đó nghi lễ mo ma chiếm khoảng trên 40%. Câu lạc bộ cũng đã phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lạc Sơn tổ chức thành công lớp truyền dạy chữ Mường và Mo Mường cho hơn 40 học viên là người dân tộc Mường. Trong năm 2021,Câu lạc bộkết nạp được 3 thành viên mới, trong đó thành viên trẻ nhất sinh năm 1992 với thâm niên 9 năm hành nghề Mo. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, huyện Lạc Sơn cho biết: Trong đời sống tinh thần của người Mường, ông Mo có vai trò vô cùng quan trọng, được ví là người giữ lửa cho dân tộc Mường. Mo Mường là Di sản văn hóa độc đáo của người dân tộc Mường; được đánh giá là một Di sản văn hóa đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị nhân văn, giá trị văn hóa - lịch sử; là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, văn hóa ứng xử, triết lý nhân sinh quan, thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương đất nước, tâm hồn và đạo lý nhân văn của người Mường.Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mặc dù người Mường không có chữ viết nhưng những áng Mo vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Mo Mường đã góp phần hình thành nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn các thế người Mường. Hàng năm, Ban Chỉ đạo về Di sản văn hóa "Mo Mường Hòa Bình"xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường.Trong đó,yêu cầu các cấp ủy, chính quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh; khai thác các giá trị đặc sắc của Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình một cách có hiệu quả, gắn với phát triển du lịch địa phương. Một số nội dung cụ thể như sau: Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa Mo Mường; thực hiện sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa Mo Mường; thực hiện công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Mo Mường; xây dựng các không gian bảo tồn di sản văn hóa Mo Mường gắn với phát triển du lịch... Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI; Chỉ thị 08-CT/TU, ngày 20/1/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, từ năm 2016 đến nay, công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh được quan tâm triển khai thực hiện.Mo Mường đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 4591/VPCP-KGVX, ngày 9/6/2020 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc dự kiến lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể (trong đó có Mo Mường tỉnh Hòa Bình) đệ trình UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục triển khai các bước thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường. Để đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như sau: Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tăng cường lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn toàn tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chủ động thực hiện đầy đủ trình tự xây dựng hồ sơ Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.Các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu đề xuất các biện pháp, xác định nguồn lực và khẩn trương triển khai thực hiện công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Mo Mường; tiếp tục nghiên cứu những nội dung tiêu biểu mang giá trị đạo đức, văn hóa, giáo dục trong Mo Mường để biên soạn, đưa vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế xã hội hóa để vận động Nhân dân, huy động xã hội tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn tỉnh. P.V

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/16/166398/bao-ton-gia-tri-di-san-van-hoa-mo-muong.htm