Báo chí dành cho trẻ em: Hãy để các em nói lên tất cả

vẫn còn một bộ phận trẻ em chưa đọc, nghe, xem các chương trình phát thanh, truyền hình dành cho lứa tuổi của mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như trẻ em nghèo không có điều kiện mua sắm đầy đủ các phương tiện nghe, nhìn; do lịch học dày đặc, trẻ em không có nhiều thời gian rỗi để tiếp nhận; các báo cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa có đủ năng lực về tài chính để ứng giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em tiếp cận với sản phẩm của chính mình. Tổng Biên tập báo Khăn Quàng Đỏ cho biết: Cách đây khoảng hơn 10 năm, hàng năm UBND thành phố có chi nguồn ngân sách từ 20- 30 triệu đồng mua báo Khăn Quàng Đỏ tặng cho các em, nhưng hiện nay nguồn kinh phí này đã bị cắt.

Thành phố Hồ Chí Minh có báo dành cho từng nhóm tuổi, như Rùa vàng cho lứa tuổi mầm non, Nhi đồng thành phố cho tuổi tiểu học, Khăn Quàng Đỏ cho tuổi học THCS và Mực tím dành cho học sinh THPT và sinh viên, Đài Truyền hình có chương trình dành cho thiếu nhi…Thế nhưng, ngoài tiếp cận các ấn phẩm báo chí dành cho tuổi của mình, các em còn tiếp nhận ấn phẩm dành cho tuổi lớn hơn. Điều này cũng nói lên một điều, báo chí cho trẻ em chưa đáp ứng nhu cầu trẻ em, thể hiện rõ qua khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu công chúng trẻ em của các cơ quan báo, đài. Nhiều ý kiến cho rằng nội dung trên báo, đài còn đơn điệu, nghèo nàn so với mong muốn của các em. Ví dụ như các em đang rất mong có nhiều chương trình tư vấn tâm sinh lý, sức khỏe cho trẻ em trong khi đó, các báo, đài dành thời lượng rất ít cho lĩnh vực này; hình thức các báo chưa thật sự hấp dẫn, nhiều ấn phẩm in trắng đen, sự đơn điệu trong các trang, mục và hình thức thể hiện còn mang tính phổ biến, chưa tạo phong cách riêng cho tờ báo đã khiến mức độ thu hút đối với các em còn hạn chế. Một nguyên nhân cơ bản khiến báo chí dành cho trẻ em chưa phát triển đúng yêu cầu mong muốn, là hiện nay đội ngũ làm báo cho trẻ em còn hạn chế về kỹ năng nghiệp vụ.Phần lớn các nhà báo viết cho trẻ em còn hạn chế về kỹ năng viết báo cho trẻ em. Thông thường, các nhà báo chỉ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp hoặc rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn hoặc làm bá ôch trẻ em như báo cho người lớn. Điều này cũng do hiện nay, cả nước chỉ có lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí với trẻ em do Khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội) phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức, cung cấp một số kỹ năng cơ bản về làm báo cho trẻ em cho các phóng viên báo, đài các tỉnh, thành. Tuy nhiên, lớp này chỉ nằm trong khuôn khổ dự án, thời gian rất ngắn từ 3-4 ngày, không tổ chức thường xuyên; hiệu quả các lớp bồi dưỡng vẫn chưa được tổng kết và đánh giá một cách toàn diện. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ em đón nhận báo chí là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, thầy cô, cha mẹ có trách nhiệm nâng cao nhận thức về vai trò của báo chí cho trẻ để các em tự giác tìm đến với báo chí như đọc báo, xem truyền hình và nghe đài… Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, không có phương tiện nghe, nhìn, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ dưới hình thức mua báo tặng cho các em. Báo, Đài, ngoài tổ chức các chương trình văn nghệ gây quỹ học bỗng, có thể vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí mua báo, các phương tiện nghe, nhìn cho trẻ em. Phải thường xuyên nắm bắt nhu cầu công chúng để cải tiến nội dung và hình thức cho phù hợp, bởi trẻ em đang trong giai đoạn phát triển về thể chất lẫn tinh thần, việc nắm bắt nhu cầu của trẻ em là việc làm không dễ, đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu thường xuyên và lâu dài. Ngoài dựa vào các kênh: bạn đọc gửi thư từ, mail, điện thoại, Báo, Đài nên chủ động đi tìm nguồn thông tin từ chính bài viết cộng tác của trẻ em hoặc tổ chức các cuộc điều tra xã hội học, thăm dò ý kiến từng nhóm trẻ sống trong môi trường khác nhau để nắm bắt tâm lý từng nhóm trẻ em, ghi nhận những vấn đề các em đang quan tâm… Tổ chức nội dung đúng chủ trương có nghĩa là nội dung không chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng trẻ em, không xa rời tôn chỉ, mục đích của báo. Lưu ý, không nên đánh đồng thị hiếu tầm thường với những nhu cầu tiếp nhận thông tin bình thường của trẻ em. Bởi khi xã hội chưa phát triển cao thì số lượng tiếp nhận thông tin ở mức độ giản đơn sẽ chiếm đa số. Tốt nhất, các báo nên tổ chức nội dung xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của tờ báo và xác định đối tượng tiếp nhận là ai, từ đó tìm ra phương thức tổ chức hợp lý, đáp ứng đúng chủ trương và trúng nhu cầu của trẻ em.. Để thu hút trẻ em, các báo cho trẻ em phải sắp xếp, bố trí các yếu tố nội dung trên trang báo đúng, hợp lý đẹp. Đối với truyền hình, hình ảnh cần rõ nét, màu sắc hài hòa, âm thanh tốt để hấp dẫn được công chúng. Riêng phát thanh, âm thanh phải rõ ràng… Đối với các nhà báo viết cho trẻ em tương lai, việc trang bị kỹ năng viết báo cho trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào các trường có đào tạo chuyên ngành báo chí. Nên chăng, các trường cần bổ sung chuyên đề báo chí với trẻ em vào chương trình học; khuyến khích sinh viên, học viên tham gia viết báo cho trẻ em ngay khi còn ở ghế nhà trường. Với các phóng viên, biên tập viên đang viết báo cho trẻ em, việc tạo điều kiện thuận lợi để họ được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ viết báo cho trẻ em do các tổ chức có liên quan tổ chức là vô cùng cần thiết. Với trường hợp người lớn làm báo cho trẻ em và có sự tham gia của trẻ em, người làm báo cần phải có nhiều kinh nghiệm. Ngoài việc chọn đề tài, phóng viên, biên tập viên phải có kinh nghiệm trong việc tiếp cận với trẻ em, tạo không gian, hoàn cảnh thân thiện và lắng nghe trẻ em nói về những mối quan tâm, những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em. Đặc biệt, nhà báo phải thật sự tôn trọng ý kiến của trẻ em, không áp đặt, không khuôn mẫu và không tưởng tượng giúp các em. Vấn đề nổi trội nhất của tính dẫn hấp trong bài báo cho trẻ em chính là tiếng nói của các em, chính kiến, nguyện vọng của trẻ em. Hãy để cho các em nói lên tất cả. Đừng mượn lời, đừng nói thay, nói hộ các em. Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao năng lực tham gia làm báo của trẻ em. Người lớn viết báo cho trẻ em, dù có cố gắng mấy cũng không hấp dẫn bằng trẻ em viết cho trẻ em. Tuy trẻ em không có kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ nhưng được một điều, các em cảm nhận được, nhìn thấy được, viết ra được, diễn đạt được những điều mình muốn nói, quan tâm và suy nghĩ. Bởi, chỉ có trẻ em mới hiểu xác thực nhất về thế giới của mình. Điều này lý giải được tại sao đa số trẻ em ở Tp.HCM thích đọc bài của các bạn cùng trang lứa mình sáng tác, bởi qua đây, các em như tìm thấy hình ảnh và cuộc sống của mình.

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=352541&co_id=30296