Bạn theo cách nào trong 6 loại hình Khởi nghiệp này?

Biết được mình đang khởi nghiệp theo hình thức nào, bạn có thể định hướng phát triển công việc kinh doanh phù hợp.

Theo tài liệu huấn luyện Phụ nữ trong khởi nghiệp của Hội LHPN Việt Nam, hiện nay có 6 cách tổ chức khởi nghiệp riêng biệt. Đó là: kinh doanh cá thể (lifestyle business), kinh doanh nhỏ (small business), Khởi nghiệp có khả năng mở rộng (scalable Khởi nghiệp), Khởi nghiệp có khả năng chuyển nhượng (buyable Khởi nghiệp), Khởi nghiệp trong công ty lớn (large company) và doanh nhân xã hội (social entrepreneur). Mỗi cá nhân người đứng ra tổ chức doanh nghiệp của mình đều được gọi là các “doanh nhân”, tuy nhiên giữa mỗi nhóm ngành và hệ sinh thái hỗ trợ nó đều có các đặc điểm riêng cùng những sự khác biệt then chốt cần được nắm vững.

Bạn nên xác định rõ hình thức khởi nghiệp phù hợp

Biết được mình đang khởi nghiệp theo hình thức nào, chị em phụ nữ có thể định hướng phát triển công việc kinh doanh phù hợp. 6 hình thức khởi nghiệp gồm

1. Khởi nghiệp kinh doanh cá thể: Sống là để hưởng thụ

Những nhà kinh doanh dạng này thuộc nhóm những người sống vì đam mê và thú vui cá nhân, làm không vì ai trừ chính họ, vừa làm vừa hưởng.

2. Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ: Lao động để nuôi sống gia đình

Hình thức kinh doanh nhỏ lẻ bao gồm: cửa hàng đồ gia dụng, thức phẩm, tiệm làm tóc, đại lý du lịch, chuyên gia tư vấn, cửa hàng dịch vụ internet …

Công việc kinh doanh nhỏ có thể giúp bạn nuôi sống gia đình

Nhà sáng lập cũng đồng thời là nhân công. Những nhà kinh doanh dạng này thường làm việc chăm chỉ, ưa chuộng thuê nhân công tại địa phương hoặc trong gia đình, và đa số là không có lãi hoặc lãi rất ít. Hình thức kinh doanh này được tạo dựng không phải để mở rộng hay thay đổi quy mô mà nhằm vào mục tiêu chính của chủ sở hữu đó là “nuôi sống bản thân và gia đình”. Nguồn vốn duy nhất của họ là khoản tiết kiệm tự thân, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay kinh doanh nhỏ và số tiền mượn được tự người thân, họ hàng. Những nhà kinh doanh thuộc nhóm này thường không trở thành tỉ phú hay xuất hiện trên các tạp chí người giàu. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác, chính họ lại là minh chứng sống động nhất khi nói đến “tinh thần kinh doanh” hơn bất kì ai, đến từ bất kì đâu trong 6 nhóm đã nêu.

3. Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng: Tham vọng ông lớn.

Khác với những hộ kinh doanh nhỏ, mục tiêu của người khởi nghiệp thuộc nhóm này, bên cạnh việc hưởng lợi nhuận còn có chú tâm vào tạo ra tính công bình bên trong tổ chức, tạo ra một công ty có giá trị liên thành, có chỗ đứng vững mạnh.

Dự án Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng rất cần sự giúp đỡ của những nhà đầu tư
Những dự án Khởi nghiệp dạng này rất cần đến những nhà đầu tư mạo hiểm hỗ trợ để tìm ra những mô hình kinh doanh mới mẻ. Những người chọn hình thức khởi nghiệp này thường lựa chọn làm việc với những người giỏi. Khi đã tìm ra một sản phẩm và một mô hình kinh doanh phù hợp, họ sẽ tập trung theo hướng mở rộng và tăng cường kêu gọi vốn đầu tư để thúc đẩy tiến độ lên mức nhanh nhất.

4. Khởi nghiệp hướng chuyển nhượng: Từ túi này sang túi khác

Trong vòng 5 năm trở lại đây, ứng dụng web và di động đã vươn lên mạnh mẽ và việc chuyển nhượng các khởi nghiệp dạng này đã trở nên phổ biến. Ví dụ tiêu biểu nhất là việc Facebook mua lại Instagram mới đây. Chi phí khởi nghiệp cho các dự án này yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đầu tư bên ngoài. Lợi thế bên cạnh đó là giảm bớt thời gian cần thiết để đưa được sản phẩm ra thị trường và có bệ đỡ sẵn. Mục tiêu chính không phải là tạo lập các tập đoàn tỷ đô, mà là nuôi lớn ý tưởng rồi bán lại cho các bên kinh doanh lớn hơn.

5. Khởi nghiệp trong công ty lớn: Đổi mới hoặc biến mất

Những công ty lớn thường sở hữu vòng đời hữu hạn. Trong hơn 1 thập kỉ qua, các công ty này lại càng thu hẹp hơn nữa. Đa phần các công ty lớn chuyển hướng phát triển sang hình thái duy trì và tung ra các sản phẩm phụ bên cạnh sản phẩm chính.

Các dự án khởi nghiệp còn cần đến sự trợ giúp của khoa học công nghệ hiện đại

Sự thay đổi ý thích của khách hàng, sự tiến bộ của công nghệ, luật pháp, các đối thủ cạnh tranh… là các tác nhân gây sức ép lên các công ty, đòi hỏi họ phải đưa ra các chính sách mới, tạo ra sản phẩm mới và tìm kiếm khách hàng mới tại các thị trường mới. Ví dụ tiêu biểu đó là Google và Sony. Những công ty, tập đoàn hiện tại thực hiện điều đó bằng cách mua lại các công ty nhỏ hơn đang trên đà phát triển, hoặc tận lực chuyển hướng kinh doanh vốn có của họ. Bất hạnh thay, kích cỡ đồ sộ của chính họ lại làm cho quá trình này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

6. Khởi nghiệp hướng xã hội: Tạo nên sự khác biệt

Những doanh nhân trong lĩnh vực xã hội là những con người sở hữu lòng nhiệt tình và nguồn nhiệt huyết không hề thua kém bất kì ai trong số những nhà sáng lập nói chung. Khác với những dự án Khởi nghiệp hướng mở rộng, mục tiêu của khởi nghiệp theo hướng xã hội là biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, trội hẳn so với việc làm giàu. Những dự án kiểu này có thể thuộc dạng phi lợi nhuận hoặc chỉ thu về lợi nhuận nhược tiểu.

Trần Lê

Nguồn Phụ Nữ VN: http://phunuvietnam.vn/thong-thai/ban-theo-cach-nao-trong-6-loai-hinh-khoi-nghiep-nay-post34099.html