Ấn Độ đặt tham vọng xuất khẩu điện sang Đông Nam Á

Theo tóm tắt từ 5 nguồn tin hiểu rõ về vấn đề này, Ấn Độ đang cân nhắc cách thức tiếp cận những nước Đông Nam Á thông qua Myanmar và Thái Lan, vì New Delhi muốn sử dụng ngành năng lượng tái tạo của mình làm đòn bẩy tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

Theo một quan chức trong ngành, mạng lưới điện có quy mô như trên sẽ mất ít nhất 4 năm để hoàn thành thi công. Trước đó, Ấn Độ cũng đã bắt đầu trao đổi quyền lực với những nước Trung Đông như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Các nguồn tin - trong số đó đến từ 4 vị quan chức trong Bộ Điện lực Ấn Độ, đã từ chối tiết lộ danh tính với lý do: Kế hoạch chưa được công khai. Bộ Năng lượng Ấn Độ đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang cố gắng thúc đẩy quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ hơn với các nước láng giềng, nhằm cố gắng đẩy lùi sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

Tại kỳ họp cấp bộ trưởng của G20 ở bang Goa của Ấn Độ, giới quan chức năng lượng Ấn Độ đã tổ chức thảo luận - riêng lẻ hoặc theo nhóm, với một số quốc gia về việc thúc đẩy kết nối lưới điện khu vực.

Một trong những quan chức của Bộ cho biết, sự hỗ trợ từ những thành viên G20 sẽ trở thành chìa khóa để giành được sự ủng hộ và quyết định đầu tư từ những ngân hàng và quỹ phát triển.

Theo một vị quan chức tiết lộ thông tin với Reuters, Ấn Độ đã liên hệ Tập đoàn Điện lực EDF của Pháp để hỗ trợ soạn thảo một khung pháp lý, giúp giải quyết nhiều thách thức chính, bao gồm về giá cả. EDF dự kiến sẽ hoàn thành soạn thảo vào cuối năm nay.

EDF đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

“Một khi chúng tôi đã kết nối lưới điện quốc gia của Ấn Độ với Myanmar, chúng tôi sẽ có khả năng nâng cấp lưới điện tại nước này và mở rộng độ bao phủ đến Thái Lan, hay thậm chí là cả phía đông châu Á”, theo vị quan chức trong ngành.

Dự án lưới điện xuyên biên giới đã thu hút đầu tư và quan tâm của chính phủ ở những khu vực trải dài từ châu Âu đến Đông Nam Á. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của các dự án như vậy: Chi phí xây dựng cáp ngầm tăng cao, giá nguyên liệu thô cần thiết để nâng cấp lưới điện tăng cao, căng thẳng địa chính trị. Chưa kể, chi phí truyền tải điện qua mạng lưới xuyên khu vực cũng là một thách thức lớn, vì dự án sẽ xây dựng cả cáp điện ngầm dưới biển lẫn trên đất liền.

Từ nhiều thập kỷ nay, những thành viên thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cố gắng hình thành một mạng lưới điện toàn khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại điện năng đa phương. Thế nhưng, chỉ có vài thỏa thuận song phương đã được ký kết giữa các nước.

Ấn Độ có kế hoạch nâng công suất thủy điện và điện tái tạo từ mức 177 GW hiện nay lên mức 500 GW vào năm 2030, với phần lớn công suất đến từ các trang trại điện mặt trời.

Theo các quan chức, đây là một nỗ lực giúp Ấn Độ giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, bằng cách chuyển sang tiêu thụ năng lượng mặt trời lâu dài hơn trong một ngày. Ngoài ra, Ấn Độ cũng sẽ tích hợp năng lượng tái tạo vào dự án lưới điện xuyên quốc gia, bằng cách huy động tài nguyên từ khắp nơi trong khu vực.

Ấn Độ đã xuất khẩu một phần điện năng sang Bangladesh, Nepal và Bhutan. Quốc gia này cũng xuất khẩu một sản lượng rất nhỏ sang Myanmar, với tham vọng đẩy mạnh công suất trong tương lai.

Ngọc Duyên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/an-do-dat-tham-vong-xuat-khau-dien-sang-dong-nam-a-690079.html