AI trở nên phổ biến trên đường phố Việt

Trên đường phố Việt Nam, không khó để bắt gặp một người dùng giọng nói ra lệnh cho trí tuệ nhân tạo (AI) thay mình thực hiện nhiều tác vụ thiết yếu.

Không nằm ngoài “làn sóng” nở rộ AI của toàn cầu, Việt Nam đang chứng kiến các công nghệ ngày càng đi sâu vào cuộc sống hiện đại.

AI dần đi vào cuộc sống người Việt

Bạn có thể đang sử dụng AI mỗi ngày trong nhiều sinh hoạt mà không hề hay biết, chẳng hạn như đăng ảnh lên mạng xã hội và được gợi ý tự động gắn thẻ (auto-tagging) bạn bè. Chúng dựa trên những bức ảnh bạn và bạn bè đã đăng để tự động gợi ý gắn thẻ với độ chính xác cao.

 AI gợi ý người dùng gắn thẻ bạn bè trên mạng xã hội.

AI gợi ý người dùng gắn thẻ bạn bè trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, các “ông lớn” cũng dùng AI để phát hiện và kiểm duyệt nội dung phản cảm, gây thù ghét, phân biệt chủng tộc... giữa “biển” thông tin được đăng tải mỗi ngày trên mạng xã hội. Các công nghệ từ AI còn ứng dụng phân tích thói quen, nhu cầu người dùng để gợi ý quảng cáo, những tính năng phù hợp sở thích. Một số bình luận dí dỏm cho rằng AI còn hiểu người dùng hơn chính họ.

 Face ID được dùng phổ biến trong cuộc sống.

Face ID được dùng phổ biến trong cuộc sống.

Người dùng smartphone Việt hẳn quen thuộc với công nghệ Face ID nhận diện khuôn mặt để cài khóa điện thoại, ứng dụng hay một số tác vụ quan trọng. Trong lĩnh vực y tế, AI bước đầu cũng được ứng dụng trong chẩn đoán và quản lý một số vấn đề sức khỏe đặc biệt.

Thập niên 2010, nhờ AI, một phương thức giao tiếp mới giữa người và máy móc du nhập vào Việt Nam. Các trợ lý giọng nói (voice assistant) thổi luồng gió mới vào đời sống người Việt.

Một số người dùng nhanh chóng sử dụng trợ lý trên điện thoại, xe hơi. Tuy nhiên, không lâu sau đó, các trợ lý ngoại nhập lộ rõ điểm yếu khi gặp rào cản về ngôn ngữ trong bối cảnh giao tiếp bằng tiếng Anh không thuận lợi với người Việt.

Giai đoạn giữa năm 2019, giới cầm lái trải nghiệm trợ lý giọng nói nổi tiếng toàn cầu hỗ trợ tiếng Việt trên “xế cưng”. Song, gia nhập thị trường mới, các trợ lý giọng nói ngoại nhập hỗ trợ tiếng Việt nhưng lại thiếu nguồn nội dung bản địa và không thuận lợi nghe, hiểu tiếng địa phương.

Đến khi trợ lý tiếng Việt Kiki ra đời, người dùng trong nước mới có trải nghiệm sử dụng AI tiện lợi và thoải mái hơn. Được đánh giá là trợ lý tiếng Việt có giọng nói tự nhiên, nghe và hiểu tốt giọng ba miền Bắc - Trung - Nam, Kiki lần đầu được biết đến trong sự kiện công nghệ "Zalo AI Summit" cuối năm 2020. Giai đoạn này, đa số chủ phương tiện trải nghiệm Kiki thông qua kết nối xe hơi với điện thoại cài sẵn app Zing MP3 với hỗ trợ của Apple Carplay hoặc Android Auto.

 Trợ lý Kiki lần đầu ra mắt người dùng cuối năm 2020.

Trợ lý Kiki lần đầu ra mắt người dùng cuối năm 2020.

Kiki được nghiên cứu phục vụ người Việt, do vậy người dùng có thể sử dụng ngôn ngữ đời thường để ra lệnh Kiki thực hiện các tác vụ phổ biến trên xe như tự động mở bản đồ tìm đường, chơi nhạc, đọc tin tức, tra cứu thông tin...

 Người dùng dễ dàng ra lệnh cho Kiki thực hiện tác vụ trên xe.

Người dùng dễ dàng ra lệnh cho Kiki thực hiện tác vụ trên xe.

Sự có mặt của Kiki trên thị trường ôtô không chỉ giúp xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, mà còn mở ra xu hướng mới là điều khiển tác vụ thông minh thông qua giọng nói. Thay vì chạm vuốt trên điện thoại hay màn hình ôtô gây mất tập trung, kém an toàn khi lái xe, người cầm vô lăng có thể ra lệnh cho Kiki thực hiện thao tác bằng giọng nói.

AI phổ biến nhờ dễ tiếp cận ở nhiều phân khúc xe

Sau sự kiện ra mắt Kiki không lâu, hai hãng màn hình ôtô thông minh chiếm lĩnh thị phần là Gotech và Zestech tìm thấy cơ hội mới cho chiến lược phát triển sản phẩm khi nghiên cứu, tích hợp thành công trợ lý này.

Sự kiện này giúp chủ những phương tiện đời cũ hưởng lợi lớn khi có thể điều khiển các tác vụ trên xe bằng giọng nói, vốn được xem là đặc quyền của dòng xe cao cấp mà không phải tốn nhiều chi phí. Hiện Zestech chiếm 70% thị phần và Gotech chiếm 30% thị phần thị trường màn hình ôtô thông minh trong nước.

 Gotech kỳ vọng tăng trưởng thị phần sau khi tích hợp trợ lý Kiki.

Gotech kỳ vọng tăng trưởng thị phần sau khi tích hợp trợ lý Kiki.

Nếu giai đoạn đầu, Kiki chỉ hỗ trợ các dòng xe sang có sẵn màn hình, thì từ giữa năm 2021, các dòng xe đời cũ cũng có thể sử dụng thông qua việc lắp thêm màn hình gắn rời đến từ thương hiệu Gotech và sau đó là Zestech. Chỉ mất thêm ít chi phí cho màn hình, người dùng có thể biến chiếc xe thông thường trở thành ôtô thông minh.

Đây được xem là điểm sáng trên thị trường xe hơi thông minh, góp phần lấp đầy khoảng trống trên thị trường ôtô nhiều tiềm năng. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng giọng nói để điều khiển các tác vụ trên ôtô khá lớn, nhưng vẫn chưa được các hãng xe tập trung đáp ứng.

 Zestech tích hợp Kiki.

Zestech tích hợp Kiki.

Ngoài các tính năng hữu ích phục vụ nhu cầu phổ biến của người lái xe khi mới ra mắt, Kiki giờ đây mở rộng một số tính năng như mở camera, điều chỉnh máy lạnh, gọi điện thoại...

Hiện nay, cơ hội sở hữu trợ lý giọng nói tiếng Việt trên xe hơi mở rộng hơn khi Kiki Auto chính thức ra mắt tại cửa hàng ứng dụng, người dùng có thể tự tải và cài đặt trên các màn hình DVD. AI đã trở nên phổ biến hơn trên đường phố, không khó để bắt gặp ai đó ra lệnh cho trợ lý giọng nói thực hiện những tác vụ chỉ đường, mở nhạc tự động trên xe hơi.

 Người dùng cài đặt trợ lý Kiki thông qua ứng dụng Kiki Auto.

Người dùng cài đặt trợ lý Kiki thông qua ứng dụng Kiki Auto.

Sự xuất hiện của Kiki trên nhiều phân khúc xe, nhiều cách cài đặt sử dụng giúp người dùng dễ dàng tiếp cận AI trong các hoạt động thường nhật. Đây cũng được xem là lợi thế giúp Kiki chiếm được cảm tình người dùng trong nước, góp phần mang AI len lỏi vào sinh hoạt thường nhật của người Việt.

Giang Nhật Minh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ai-tro-nen-pho-bien-tren-duong-pho-viet-post1330841.html