Ai là vị thái giám quyền lực nhất lịch sử Việt Nam?

Ông là danh tướng nhà Lý, một trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.

1. Vị thái giám danh tiếng nhất lịch sử Việt Nam dưới đây là ai?

A. Lý Thường Kiệt

Câu trả lời đúng là đáp án A: Lý Thường Kiệt (1019-1105) là một nhà chính trị quân sự nổi tiếng dưới thời nhà Lý nước Đại Việt. Năm 1041, Thường Kiệt còn ít tuổi, được sung làm Hoàng Môn Chi Hậu, một chức hoạn quan theo hầu Lý Thái Tông. Trong 12 năm làm quan trong triều, danh tiếng của Lý Thường Kiệt càng ngày càng nổi. Ông làm đến chức Nội Thị Sảnh Đô Tri khi mới 35 tuổi.Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc, làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông.Ông là người tinh thông văn - võ, có nghệ thuật quân sự bậc thầy, nhân tố chủ chốt trong cuộc chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi. Đặc biệt, tư tưởng lấy tấn công làm phòng thủ của ông đã nâng lên trở thành nghệ thuật, mẫu mực.Trong lịch sử Việt Nam, Lyá Thường Kiệt nổi bật với việc đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075 - 1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy ở chiến lũy sông Như Nguyệt.Nhiểu nhà viết sách sử cho rằng, trận Lý Thường Kiệt chỉ huy quân lính tràn sang đất Tống tấn công làm tiêu hao sinh lực địch, triệt phá cơ sở vật chất phát động chiến tranh của địch, đè bẹp ý chí xâm lược của địch gọi là phép: “Tiên phát chế nhân”. Tuy nhiên, nhìn vào cuộc chiến điều động hàng vạn quân, triển khai chiến trường quy mô lớn và dài ngày (trên 40 ngày) thì đây là một cuộc tấn công quân sự chứ không phải là một động thái nhỏ lẻ. Đương nhiên, các nhà binh pháp học thời xưa đã dùng kế sách này, nhưng xét về mức độ táo bạo, độ chuẩn bị kỹ lưỡng mới thấy rõ Lý Thường Kiệt đã dụng binh tài tình như thế nào.

B. Lý Nhân Nghĩa

C. Phạm Ứng Mộng

2. Lý Thường Kiệt mang họ gì?

A. Lý

B. Trần

C. Ngô

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo Giản yếu sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 ở làng An Xá, xã Quảng Đức, thành Thăng Long (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), sau chuyển sang phường Thái Hòa, nội thành Thăng Long (nay thuộc phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Ông vốn họ Ngô, húy là Toàn, tự là Thường Kiệt (lúc làm quan do lập công lớn được ban quốc tính nên đổi sang họ Lý).Cha của Ngô Tuấn là Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ mất năm Ngô Tuấn mới 13 tuổi. Ông được chồng bà cô ruột là Tạ Đức nuôi cho ăn học, lớn lên được Tạ Đức đem cô cháu gái yêu là Thuần Khanh gả cho.Ngô Tuấn khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn, có chí khí, thích nghề võ. Hàng ngày, Ngô Tuấn chăm chỉ học hành, đọc sách, luyện cung kiếm. Ông nhanh chóng thành tài và liên tục được thăng chức

3. Lý Thường Kiệt được sung một chức hoạn quan năm 23 tuổi?

A. Đúng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 18 tuổi, Lý Thường Kiệt xin tòng quân, được phong chức Tư mã hiệu úy. Năm 23 tuổi (1041), niên hiệu Can Phù Hữu Đạo đời vua Lý Thái Tông, ông được bổ vào ngạch thị vệ để hầu vua và sung chức Hoàng môn chi hậu - một chức hoạn quan.Năm 1061, ông được nhà vua giao cầm quân dẹp loạn vùng Ngũ Huyện Giang (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa) và lập được công lớn. Năm 1069, Lý Thường Kiệt được phong làm Đại tướng quân kiêm chức Nguyên soái quân tiên phong cùng em là Tán kỵ võ úy Lý Thường Hiến theo vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Ông có công lớn trong việc đánh hạ kinh đô Trà Bàn, chém chết tướng Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm Chế Củ nên sau đó được phong là Phụ quốc Thái phó, Phụ quốc Thượng tướng quân, Khai quốc công, Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Ít lâu sau, ông được phong làm Thái úy, đứng thứ hai triều đình sau Thái sư Lý Đạo Thành.Trước khi trở thành hoạn quan ông đã có một mối tình với Dương Hồng Hạc, tức hoàng hậu Thượng Dương sau này. Dương Hồng Hạc là cháu của hoàng hậu Thiên Cảm (44), vợ vua Lý Thái Tông. nên hoàng hậu Thiên Cảm đã sắp xếp cho cháu bà là Hồng Hạc trở thành vợ của thái tử Lý Nhật Tôn, tức vua Lý Thánh Tông sau này.Việc Dương Hồng Hạc trở thành vợ của thái tử Nhật Tôn có thể gây nguy hiểm cho Lý Thường Kiệt nếu triều đình khám phá ra mối tình của ông với Hồng Hạc trước đây. Vì vậy, cha nuôi của ông là Lý Long Bồ đã sắp xếp cho Lý Thường Kiệt đính hôn với Tạ Thuần Khanh (45), là con gái của quan Điện súy Tạ Đức Sơn và bà Ngô Thuần Trúc. Trong khi chờ đợi chính thức nên vợ nên chồng với Tạ Thuần Khanh thì Lý Thường Kiệt trở thành hoạn quan, cho nên ông đã từ hôn với người vợ chưa cưới.

B. Sai

4. Từng chinh chiến nhiều nơi đem lại thắng lợi lớn cho nhà Lý nhưng tên tuổi của Lý Thường Kiệt gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân nào nhất?

A. Tống

Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1072, được tin vua Lý Thánh Tông băng hà, vua mới là Lý Nhân Tông lên nối ngôi còn quá nhỏ, quan quân nhà Tống dưới thời Tống Thần Tông Triệu Húc bèn tính chuyện bành trướng xuống phương Nam, chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Ở những vùng sát biên giới, quan lại nhà Tống hoạt động rất ráo riết.Sách Lịch sử Việt Nam ghi trước tình hình đó, với cương vị một Phụ quốc Thái úy, nắm giữ toàn bộ binh quyền trong tay, Lý Thường Kiệt đã đứng ra đảm đương trước triều đình nhà Lý và trước toàn thể dân tộc một sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng là tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống. Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc, ông được coi là vị tướng đóng góp công lao lớn nhất trong cuộc kháng chiến những năm 1075-1077. Từ đó, nhắc đến Lý Thường Kiệt, người ta nhớ đến cuộc kháng chiến chống Tống oai hùng.

B. Nguyên Mông

C. Chiêm Thành

5. Sau hơn 40 ngày vây thành Ung Châu của nhà Tống nhưng không phá được, Lý Thường Kiệt đã dùng kế công thành là?

A. Bắc thang mây để leo vào thành

B. Cho người trà trộn vào thành, nữa đêm nội ngoại ứng hợp phá thành

C. Đắp đất dưới chân thành, đất cao đến đâu thì leo lên đến đó

Câu trả lời đúng là đáp án C: Thành Ung Châu rất vững chắc, người Trung Quốc luôn nghĩ Lý Thường Kiệt không thể nào phá được. Sau hơn 40 ngày vây hãm, có tù binh bên Tống hiến kế thổ công, lấy đất đắp dưới chân thành mà leo qua. Lý Thường Kiệt theo đó mà phá được thành.

6. Nắm rõ mục tiêu của quân Tống, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng chiến tuyến phòng thủ trên sông nào?

A. Sông Thương (sông Đào Hoa)

B. Sông Nhị Hà (sông Lô)

C. Sông Cầu (sông Nam Định, đoạn Như Nguyệt)

Câu trả lời đúng là đáp án C: Mục tiêu của quân Tống khi vào Đại Việt là chiếm kinh thành Thăng Long, sau đó là lăang tẩm, cung điện của nhà Lý. Tính toán đường đi nước bước của quân Tống, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng hệ thống phòng thủ hợp lý vừa bảo vệ được kinh thành Thăng Long, vừa bảo vệ được lăng miếu của các vua nhà Lý được đặt hầu hết ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Kinh thành Thăng Long và lăng tẩm của nhà Lý được che chở bởi con sông Nam Định (sông Cầu) chạy dài từ Cao Bằng đến Lục Đầu rồi đổ ra biển. Vì vậy, sông Cầu có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ vùng đồng bằng và kinh thành Thăng Long. Nhận biết khúc sông qua bến đò Như Nguyệt là con đường duy nhất để địch tiến vào thành, Lý Thường Kiệt đã huy động quân dân xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố chưa từng có.Theo sách Lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã cho đắp đê cao như bức tường thành ở mặt Nam sông Cầu, bên trên đóng cọc tre. Bức tường thành kiên cố chạy dài gần 100 km từ chân dãy núi Tam Đảo trở xuống, bao bọc cho cả hai vùng đồng bằng rộng lớn. Đây là sáng kiến có một không hai trong lịch sử. Sử cũ chép về phòng tuyến này rất sơ lược. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi: "Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh. Đến sông Như Nguyệt đánh tan địch… Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ". Tuy vậy, ngày nay qua khảo sát địa hình, người ta thấy được dòng sông Cầu qua bến đò Như Nguyệt chính là một chướng ngại thiên nhiên lợi hại làm chặn đứng bước tiến quân của quân Tống kéo vào thành Thăng Long từ phía Bắc. Nên tại đây, Lý Thường Kiệt đã cho đắp lũy đất ở bờ phía Nam rồi đóng cọc tre làm dậu ở phía trong để quân Tống không qua được sông.

7. Lý Thường Kiệt từng bắt sống vua nào của giặc?

A. Chế Bồng Nga

B. Chế Củ

Câu trả lời đúng là đáp án B: Tháng 2/1069, ông theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Thường Kiệt làm tiên phong đi đầu, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng, Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước. Vì có công trong cuộc chiến với Chế Củ, Thường Kiệt được ban quốc tính và từ đó ông chính thức được gọi là Lý Thường Kiệt. Bên cạnh vinh dự này, ông còn được hưởng tước và chức đáng kể, được thụ phong làm Phụ quốc Thái phó, kiêm các hàm như Dao thụ chư trấn Tiết độ, Đồng trung thư môn hạ, Thượng trụ quốc, Thiên tử nghĩa đệ cùng Phụ quốc thượng tướng quân.Với danh xưng "Thiên tử nghĩa đệ", Lý Thường Kiệt đã bán chính thức dự vào hàng quốc thích, và ông còn nhận được tước Khai quốc công.

C. Thành Cát Tư Hãn

8. Ở tuổi 85, Lý Thường Kiệt vẫn cầm quân đi dẹp loạn? Sai

A. Sai

B. Đúng

Câu trả lời đúng là đáp án B: Sau chiến thắng quân Tống, trong điều kiện vua Nhân Tông còn nhỏ, Lý Thường Kiệt đã đóng góp công lao to lớn cùng Linh Nhân Thái hậu và Thái phó Lý Đạo Thành chăm lo chỉnh đốn nội trị, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mở mang giáo dục, đưa Đại Việt thành một quốc gia cường thịnh.Sách Giản yếu sử Việt Nam chép năm 1082, vua Nhân Tông đến tuổi trưởng thành có thể quyết định mọi việc triều đình, Lý Thường Kiệt được cử đi trông coi Ái Châu. Năm 1101, khi đã 82 tuổi, ông được triệu về kinh nhậm chức tể tướng. Đất Diễn Ái xa rời ông lại nảy sinh loạn lạc. Năm 1104, Lý Giác chiếm Diễn Châu. Lý Thường Kiệt bấy giờ đã 85 tuổi vẫn xung phong cầm quân đi dẹp loạn. Lý Giác bị đuổi chạy sang Chiêm Thành. Vua Chiêm là Chế Ma Na nhân cơ hội đó đưa quân lên phía Bắc chiếm lại ba châu Chế Củ từng dâng cho vua Lý. Lý Nhân Tông phải cử Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh Chế Ma Na thu hồi ba châu. Nước Chiêm Thành từ đó trở lại thần phục Đại Việt như xưa.Sau khi đánh Chiêm Thành trở về, giữa năm 1105, Lý Thường Kiệt mất. Lý Nhân Tông truy phong ông làm Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công.Do có nhiều công lao đặc biệt to lớn, Lý Thường Kiệt được nhân dân ca ngợi là một trong những anh hùng hào kiệt, vĩ đại nhất của dân tộc.

Số câu trả lời đúng

Đỗ Hợp(t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/ai-la-vi-thai-giam-quyen-luc-nhat-lich-su-viet-nam-1750545.tpo