Ai Cập – vùng đất của những điều bí ẩn và 'lời nguyền' gieo rắc cái chết

Không gì có thể khiến những kẻ kẻ trộm mộ trong quá khứ sợ hãi bằng việc đụng phải một lời nguyền, cảnh báo trước về những kết cục bi thảm dành cho những ai dám xâm hại nơi yên nghỉ của người chết.

Ai Cập cổ đại luôn ẩn chưa những câu chuyện, truyền thuyết bí ẩn mà các nhà khoa học, khảo cổ học muốn tìm hiểu khám phá. Trong số những bí ẩn về nền văn minh Ai Cập có vô số những huyền thoai, truyền thuyết được lưu truyền hoàn toàn sai về nền văn minh cổ đại này.

Những câu chuyện và tin đồn xung quanh ngôi mộ và xác ướp ở Ai Cập tồn tại nhiều thế kỷ nay. Các ghi chép từ thời Trung Cổ đến Cận Đại đều viết rằng, không nên can thiệp vào khu chôn cất của người Ai Cập cổ đại vì sẽ bị ám.

Người ta cho rằng thầy tu lập lời nguyền xung quanh khu chôn cấp để bảo vệ xác ướp và hành trình tâm linh của họ sau khi chết. Bất kỳ ai bước vào quấy rầy lăng mộ và xác ướp đều bị "lời nguyền của Pharaoh" ám, sẽ gặp vận rủi và bất đắc kỳ tử.

Trong lăng mộ lúc nào cũng chất đầy vàng bạc

Người Ai Cập phát nguyền khi tổ chức nghi lễ bảo vệ khu chôn cất. Lời nguyền được ghi trong nhà thờ của lăng mộ, trên tường, cánh cửa giả, bia, tượng, đôi khi là quan tài. Một trong số những lời nguyền khác thường hơn là "Lời nguyền Con lừa", người xâm phạm lăng mộ sẽ bị một con lừa cưỡng hiếp. Con lừa là biểu tượng khuôn mặt của ác thần Sheth, con của thần đất Geb và nữ thần bầu trời Nut. Sheth tình cờ gặp nữ thần bò cái Hathor đang tắm dưới sông và cưỡng hiếp bà, vì vậy bị coi là một vị thần xấu xa và nổi loạn.

Ngoài ra, Amenhotep, người đứng đầu triều đại Ai Cập thứ 18, đe dọa bất kỳ ai dám bước vào hầm mộ của ông bằng nhiều lời nguyền. Họ sẽ "mất hết danh dự và chỗ đứng trên dương thế, bị hỏa thiêu trong lò nung bằng nghi thức ghê sợ, bị lật thuyền và chìm xuống biển sâu, không có người thừa tự, không có lăng mộ hay đám ma tổ chức riêng, chết đói, cơ thể thối rữa còn xương thì mục ruỗng".

Những câu chuyện về "lời nguyền của Pharaoh" bắt đầu vào khoảng thế kỉ 7, khi người Arab chinh phục Ai Cập và không thể đọc được các chữ tượng hình, khiến mọi thứ đều trở nên bí ẩn. Họ tin rằng người Ai Cập sẽ yểm lời nguyền lên bất cứ ai dám bước vào hầm mộ, làm sống lại xác ướp bằng ma thuật.

Các Pharaoh giết hại người hầu

Khi các vị vua chết, người hầu của họ không bị giết và chôn cùng giống như hầu hết mọi người vẫn tin, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ. Hai vị vua của triều đại đầu tiên của Ai Cập được biết đến với việc chôn người hầu cùng với họ. Xu hướng khái quát của con người đã dẫn đến truyền thuyết. Các vị vua sau này có thể nhận ra rằng các người hầu đáng tin cậy của họ hữu ích khi còn sống hơn là phải chết, vì vậy thay thế cho những người hầu là những bức tượng nhỏ được chôn cùng với chủ để giúp đỡ các Pharaoh ở thế giới bên kia.

Howard Carter (đứng cao nhất) cùng cộng sự khai quật lăng mộ Tutankhamen. Ảnh: Wikipedia

Lời nguyền của các Pharaoh

“Lời nguyền” đối với những người mở ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun là một thắng lợi của phương tiện truyền thông quảng cáo và tính nhạy cảm của công chúng. Truyền thuyết này là về một lời nguyền của Tutankhamun đã giết chết nhà tài trợ Lord Carnarvon và các thành viên khác của đoàn thám hiểm. Mặc dù một số giả thuyết đã được đưa ra như là do một loại nấm nguy hiểm và các loại khí tích tụ bên trong ngôi mộ, những cái chết vẫn không có một lời giải thích. Chỉ có 8 trong 58 nhà thám hiểm phát hiện ra ngôi mộ đã chết trong vòng 12 năm. Người dẫn đầu đoàn thám hiểm Carter đã sống trên 16 năm. Những sự trùng hợp khác là một trường hợp xác nhận thiên vị: bất kỳ sự bất hạnh nào xảy ra với bất cứ ai trong đoàn thám hiểm đều được gán cho là do lời nguyền của các Pharaoh. Lời nguyền là một ví dụ điển hình của sự thúc đẩy người dân tin vào một câu chuyện thú vị thay vì các sự kiện.

Thế giới tâm linh trong nền văn hóa Ai Cập: Địa ngục Duat
Trên những bức phù điêu cổ của người Ai Cập có đề cập tới một nơi gọi là Duat. Duat được cai quản bởi Thần Rồng Osiris - vị thần của sự sống và cái chết. Đây là một nơi khá giống với Trái đất nhưng lại tồn tại nhiều yếu tố kỳ lạ như hồ Lửa và tường Sắt.

Để đến được Duat, linh hồn phải vượt qua 7 cánh cửa, được trông giữ bởi những quái vật nửa người, nửa thú với những tên gọi hết sức kỳ lạ như: "Kẻ uống máu đến từ lò mổ" hay "Người ăn phân từ hai chân sau của mình".

Sau khi vượt qua hết những cánh cửa kia, trái tim của người chết sẽ được đặt lên một chiếc cân và cân bằng chiếc lông vũ của nữ thần Maat. Nếu người đó thuần khiết và thật thà, trái tim sẽ nặng bằng với chiếc lông vũ. Lúc này, họ sẽ được bước vào vương quốc của Thần Osiris.

Nếu trái tim nặng hơn, tức là trái tim người này không thuần khiết và còn quá nhiều tham vọng, khi đó, họ sẽ bị quỷ Ammut ăn thịt, còn linh hồn sẽ bị trừng phạt theo luật lệ nơi đây.

Diệp An (t/h)/Khoevadep

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/ai-cap-vung-dat-cua-nhung-dieu-bi-an-va-loi-nguyen-gieo-rac-cai-chet-d130778.html