9 thói quen dễ gây cháy nổ trong gia đình nhiều người vô tư mắc phải

Hỏa hoạn có thể khơi nguồn từ một sai sót vô ý rất nhỏ của bạn. Chỉ cần rò rỉ 1 tia lửa điện, giặc lửa có thể bao phủ ngôi nhà bạn trong vài phút. Hỏa hoạn xảy ra tại gia đình gây nên mối nguy hại rất lớn. Hậu quả nặng nề về người và tài sản.

Rất nhiều đám cháy bắt nguồn từ những vật dụng hữu ích của mọi người, chính là từ xe cộ. Nhiều gia đình thường để xe máy, xe ô tô trong nhà, gần với khu sinh hoạt tại gia đình. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu thiết bị bị rò rỉ xăng, nổ bình ắc quy. Đặc biệt, việc để thiết bị chứa xăng dầu gần với khu vực nấu nướng gây nguy hiểm cực cao. Lửa bén sang các thiết bị liền kề. Khói đám cháy do xăng có tính độc hại lớn cho mọi người.

Dưới đây là 9 thói quen mà nhiều người mắc phải, bạn cần cẩn trọng rà soát lại để chấn chỉnh kịp thời.

1. Đặt các thiết bị điện lớn gần nhau

Nhiều gia đình có diện tích sử dụng nhỏ thường để các thiết bị điện khá gần nhau. Hầu như những thiết bị này sử dụng nguồn điện lớn như ti vi, tủ lạnh, máy giặt,…. Việc để quá gần nhau sẽ khiến việc tản nhiệt khó khăn do không có không gian. Chỉ cần một thiết bị bị rò rỉ điển, tạo tia lửa điện, dễ gây cháy lan sang các thiết bị khác. Nguy cơ cháy nổ cực cao.

2. Cắm nhiều thiết bị chung ổ chia điện

Nhiều gia đình có thiết kế ổ điện âm tường vừa đảm bảo an toàn vừa mang tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, số lượng ổ điện ít và thường cố định nên đôi khi không đảm bảo nhu cầu sử dụng. Việc sử dụng ổ chia điện trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, đây chỉ nên xem là một giải pháp tạm thời, không nên sử dụng trong thời gian dài vì không đảm bảo an toàn cháy nổ.

Cắm chung các thiết bị điện dân dụng lớn vào cùng một ổ có thể khiến ổ điện bị quá tải, gây đoản mạch dễ làm cháy nổ.

3. Làm nhiều việc khác nhau khi đang nấu bếp

Lơ là khi nấu ăn, xem điện thoại khi nấu bếp ga,… là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng hỏa hoạn. Điều này càng nguy hiểm hơn khi sử dụng bếp ga. Chỉ cần một giây không chú ý, ngọn lửa trong bếp có thể lan sang các thiết bị liền kề. Hơn nữa, sóng điện phát ra từ điện thoại có thể gây nổ bình ga khi đang nấu bếp. Do đó, hạn chế việc sử dụng thiết bị điện gần bếp ga, tránh sao nhãng khi đang đun nấu.

Nguy cơ hỏa hoạn luôn rình rập, đe dọa an nguy của cả gia đình bạn. Chỉ mất kiểm soát một chút thôi, giặc lửa có thể bao trùm cả căn nhà trong chốc lát. Vì vậy, mọi người cần nâng cao tinh thần PCCC. Hãy cẩn trọng trong việc sử dụng các thiết bị trong nhà. Ngoài ra, cần trang bị những thiết bị PCCC cần thiết như bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc, dây thoát hiểm,…

4. Sủ dụng dây điện ổ điện quá cũ

Do dây điện sử dụng thời gian lâu có thể đã cũ và sẽ có tính trạng bị hở, ổ điện bị nóng chảy ra ngoài, dẫn tới nguy cơ bị điện giật cao, đồng thời nếu nhiệt từ dây điện tiếp xúc với các vật dễ cháy, rất nguy hiểm. Vì thế đừng tiếc tiền mà mua cho mình một ổ điện hoặc dây điện mới, ngoài ra có thể dùng các thiết bị báo cháy để kịp thời phát hiện nếu có sự cố cháy nổ xảy ra để đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình.

5. Sử dụng điện trong phòng tắm không đúng cách

Bản chất nước không dẫn điện, nhưng các chất vô cơ và hữu cơ trong nước lại là chất dẫn điện chết người. Nghĩa là nước tinh khiết dẫn điện kém, nhưng nước có nhiều tạp chất lại có khả năng dẫn điện tốt. Vì thế, phòng tắm là phòng nguy hiểm nhất trong nhà khi đề cập đến vấn đề an toàn điện. Để hạn chế nguy có xảy ra chập điện, dẫn đến cháy, hỏa hoạn, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau.

Ổ cắm

Ổ cắm không được lắp trong phòng tắm. Nếu lắp phải lắp cách xa bồn tắm hoặc vòi hoa sen ít nhất 3m.

Bóng đèn

Lắp đặt đèn chiếu sáng sát trần, sát vách cũng là nguyên nhân gây cháy nổ, hỏa hoạn. Khi lắp đặt đèn như vậy, đèn không chỉ đốt nóng trực tiếp mà nguồn nhiệt có thể sinh ra do sự bức xạ nhiệt từ các đèn cũng gây cháy. Đa phần loại thiết bị chiếu sáng hiện nay là đèn huỳnh quang, Halogen có chấn lưu, biến áp do đó khi lắp đặt sát trần và vách mà làm bằng những vật liệu dễ cháy thì rất nguy hiểm.

Bởi thế giải pháp hoàn hảo là lắp đặt đèn ốp trần trong nhà tắm, sẽ hợp lý và hạn chế nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn.

Máy sưởi, đèn sưởi nhà tắm

Như đã nói ở trên, ổ cắm của máy sưởi hay đèn sưởi nhà tắm nếu lắp trong phòng tắm, thì phải lắp cách xa bồn tắm hoặc vòi sen ít nhất 3m. Nếu không, tốt nhất nên lắp đặt dây dẫn hoặc ổ cắm bên ngoài phòng tắm.

Các thiết bị điện cầm tay

Tuyệt đối không sạc điện thoại, sấy tóc hay nghe radio trong phòng tắm. Sàn nhà tắm luôn ướt sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

6. Sử dụng đồ điện khi tay ướt

Nguy cơ bị giật điện sẽ tăng cao nếu bạn sử dụng đồ điện khi tay ướt. Vì các chất trong nước là chất dẫn điện hoàn hảo. Tuyệt đối không cắm, rút dây điện khi tay ướt, tay khô hoàn toàn mới được sử dụng đồ điện.

7. Bọc dây điện sai cách

Tuyệt đối không tự ý bọc dây điện bằng băng dính cách điện. Điều này vô tình khiến cuốn dây quá nặng và khiến lõi dây không thể thoát nhiệt, dẫn tới quá tải nhiệt và chập điện.

Để tránh cho các thiết bị như máy tính, ti vi thoát nhiệt nhanh, không quá tải điện, tuyệt đối không phủ khăn, rèm lên những thiết bị đó và đặt chúng ở không gian thông thoáng.

8. Để dây điện lòng thòng

Tuyệt đối không để dây điện lòng thòng, vướng vào nhau hoặc đặt gần vật liệu dễ cháy. Khi thiết kế điện cho nhà, nên làm đường dây điện chạy âm tường để hạn chế nguy cơ cháy nổ.

9. Không rút các thiết bị điện khi đi vắng

Bỏ lại các thiết bị điện ở lại khi không được rút ra và đi ra ngoài, chập cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không phát hiện kịp thời và ngôi nhà của bạn có thể sẽ khó mà cứu vãn được.

Phương Nghi (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/9-thoi-quen-de-gay-chay-no-trong-gia-dinh-nhieu-nguoi-vo-tu-mac-phai-172230914160220748.htm