6 cách ứng xử thông minh của nàng dâu với mẹ chồng khó tính

Sống chung với mẹ chồng khó tính nên làm gì để dung hòa? Những bí quyết trong bài viết sau sẽ giúp bạn cải thiện mối quan hệ với mẹ chồng.

Hãy chú ý quan sát và lắng nghe xem liệu mẹ chồng bạn có phải đối mặt với những cảm xúc, câu chuyện, mối quan hệ và quá khứ của chính bà hay không. (Ảnh: ITN)

Hãy chú ý quan sát và lắng nghe xem liệu mẹ chồng bạn có phải đối mặt với những cảm xúc, câu chuyện, mối quan hệ và quá khứ của chính bà hay không. Nếu thật sự là như vậy, bạn đơn giản chỉ là nạn nhân của việc mẹ chồng đang bị tổn thương về lòng tin.

Tiến sĩ Deanna Braun, tác giả của cuốn sách “Bí quyết để hòa hợp với đối phương”, cho biết: “Chìa khóa để xây dựng mối quan hệ của bạn với mẹ chồng là hãy thật chậm rãi để hiểu rằng hai người không lựa chọn nhau ngay từ đầu”.

Nói cách khác, mẹ chồng bạn có thể không nhìn nhận hoặc đối xử đúng với con người thật của bạn. Và đây chính là điều bạn đang gặp khó khăn để giải quyết.

Đây có thể là vấn đề tồi tệ nhất mà bạn gặp phải, nhưng nếu nhìn từ góc độ tích cực, khó khăn này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ và hôn nhân tốt đẹp hơn.

Nói chuyện trực tiếp với mẹ chồng

Hãy lấy hết can đảm, nắm tay chồng và ngồi xuống cùng anh ấy và bố mẹ anh ấy. Mô tả cảm giác của bạn khi bị đối xử không công bằng.

Về cơ bản, bạn cần hỏi vấn đề của họ là gì, một cách nhẹ nhàng, cởi mở và không phán xét. Mạnh dạn hỏi lý do khiến họ không thoải mái với bạn hoặc mối quan hệ của bạn với con trai họ.

Một hoặc hai lý do đầu tiên họ đưa ra thường là những lời bào chữa; lý do thứ ba sẽ gần với sự thật nhất.

Đừng mong đợi mẹ chồng thay đổi

Hãy thực tế và chấp nhận một tương lai tương tự như hoàn cảnh hiện tại của bạn. (Ảnh: ITN).

Mẹ chồng bạn sẽ không thay đổi, và những vấn đề của bà ấy sẽ không được giải quyết trong một sớm một chiều.

Sẽ không thực tế nếu bạn tiếp tục duy trì mối quan hệ của mình trong khi mong đợi những vấn đề của mẹ chồng đột nhiên biến mất.

Nói chung, những người có xu hướng độc hại sẽ không thể hiện ra mặt và bắt đầu chào đón bạn đến buổi họp mặt gia đình của họ.

Hãy thực tế và chấp nhận một tương lai tương tự như hoàn cảnh hiện tại của bạn. Nếu hiện tại bạn không được chào đón trong các buổi họp mặt gia đình chồng, bạn có thể sẽ không được chào đón sau này.

Tử tế và thân thiện, nhưng không phải là kẻ nịnh bợ

Nếu mẹ chồng của bạn từ chối nhận quà hoặc mời bạn đến dự các sự kiện hoặc ngày lễ của gia đình - hoặc nếu bạn đã làm mọi cách có thể để đối phó với những ý nghĩ độc hại của bà ấy, thì đừng nên tiếp mua quà.

Hãy lịch sự nhưng đừng cố gắng thuyết phục bà ấy. Đôi khi, cách tốt nhất để đối phó với những người độc hại là để họ yên.

Tránh tạo mâu thuẫn giữa chồng và bố mẹ của anh ấy

Đừng yêu cầu bạn đời lựa chọn giữa bạn và gia đình anh ấy. Lời khuyên thiết thực này này áp dụng cho mọi mối quan hệ (đang yêu hoặc đã kết hôn).

Nói chung, không nên yêu cầu bạn trai lựa chọn giữa bạn và bố mẹ anh ấy. Nếu bạn đã kết hôn thì những mong đợi của bạn đối với chồng và mẹ chồng sẽ khác.

Tuy nhiên, việc bạn gái yêu cầu bạn trai đưa ra lựa chọn đó có thể gây ra nhiều xung đột hơn mức đáng có. Đối phó với những khó khăn đến từ bố mẹ anh ấy đòi hỏi sự kiên nhẫn và khôn ngoan.

Quyết định những gì bạn có thể chấp nhận trong cuộc hôn nhân

Đừng yêu cầu hoặc mong đợi bạn trai hay bố mẹ anh ấy hành động hoặc suy nghĩ khác. (Ảnh: ITN).

Bạn có hạnh phúc trong mối quan hệ này không? Bạn có thể sống với bố mẹ chồng trong khi mẹ chồng không thích hay chấp nhận bạn không?

Bạn cần phải quyết định xem đây có phải là cái giá phải trả cho mối quan hệ của mình hay không và liệu bạn có thể chịu đựng được việc bị loại trừ hoặc bị hắt hủi trong các buổi họp mặt gia đình hay không. Suy cho cùng, mọi mối quan hệ yêu đương đều có những thử thách riêng.

Nếu bạn thực sự khó chịu hoặc bị làm phiền bởi cha mẹ của đối tác và nếu điều đó gây ra xung đột trong mối quan hệ của bạn, thì bạn cần phải quyết định xem mình có thể làm gì với điều đó.

Bạn không thể thay đổi ai ngoài chính mình

Đừng yêu cầu hoặc mong đợi bạn trai hay bố mẹ anh ấy hành động hoặc suy nghĩ khác. Sau khi bạn bày tỏ cảm xúc của mình về cách bạn bị đối xử (hoặc bị ngược đãi) và sau khi bạn hỏi xem bạn đã làm gì khiến bố mẹ anh ấy đối xử với mình như vậy, thì bạn cần phải buông tay. Bạn phải để họ là chính mình.

Mẹ chồng độc hại có thể không chấp nhận con người thật của bạn, nhưng vì hạnh phúc lâu dài của chính bạn, bạn phải chấp nhận con người thật của họ.

Theo theadventurouswriter.com

Thủy Kiều

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/6-cach-ung-xu-thong-minh-cua-nang-dau-voi-me-chong-kho-tinh-post674104.html