19 Lê Thánh Tông - di sản của tri thức

19 Lê Thánh Tông, một trong số rất hiếm những công trình kiến trúc Pháp còn giữ được tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay ở Hà Nội, là trụ sở của Đại học Đông Dương do người Pháp lập ra năm 1906. Tòa nhà do kiến trúc sư lỗi lạc người Pháp Ernest Hebrard thiết kế, tiêu biểu cho kiến trúc thuần Pháp tân cổ điển, vừa bề thế, vững trãi lại vừa cầu kỳ, thanh thoát. Trong tâm trí nhiều người dân Hà Nội, trong tình cảm của các thế hệ thầy trò ĐH Đông Dương, ĐH Tổng hợp hay ĐH Quốc gia sau này, trong sự đánh giá của giới chuyên môn, 19 Lê Thánh Tông luôn và mãi là một di tích văn hóa có giá trị kiến trúc thuộc loại quý hiếm trong lịch sử

Thời còn là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội, vì chúng tôi học ở giảng đường chính của trường ở đường Nguyễn Trãi, nên thỉnh thoảng, khi có dịp lễ lạt hoặc một buổi nghe nói chuyện nào đó, chúng tôi mới đi xe buýt đến giảng đường 19 Lê Thánh Tông. Thật lạ là mỗi lần đến đó, tôi vẫn nhớ như in cảm giác rất trịnh trọng khi bước vào tòa nhà. Cảm giác mà đến tận bây giờ, sau nhiều năm làm phóng viên, nhiều dịp đến đó dự hội nghị, hội thảo, tôi vẫn nghĩ rằng chỉ có 19 Lê Thánh Tông mới tạo cho người ta cảm giác đang bước vào một trường đại học, nơi mở ra một chân trời tri thức, cảm giác này giống hệt như khi tôi đến thăm trường ĐH danh tiếng GeorgeTown ở Thủ đô Washington. kiến trúc Việt Nam. Được thiết kế cho một trường đại học nhưng tòa nhà 19 Lê Thánh Tông lại gắn kết với một đại lộ lớn, vỉa hè thoáng rộng, hai hàng cây cổ thụ xanh tươi. Và có thể nói rằng 19 Lê Thánh Tông là một điểm nhấn, bổ sung hài hòa cho Nhà hát Lớn thành phố cùng một trục đường, cách đó không xa. Từ ngoài đường vào trường phải đi qua một sảnh lớn có kết cấu hoành tráng, mang dáng hình một tháp chuông theo phong cách kiến trúc phục hưng châu Âu. Qua đại sảnh, bừng mở một không gian kiến trúc trường học với sân chơi giải trí, tứ bề là những hàng cây cổ thụ tán lá xum xuê, tạo nên cảnh quan vừa mát mẻ vừa trang nghiêm rất mô phạm. Theo họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, cánh cửa gian chính sảnh của tòa nhà 19 Lê Thánh Tông, là những chiếc bóng đèn dây tóc. Có cả thẩy 52 chiếc bóng đèn. 52 chiếc bóng này nội tiếp trong một chiếc cổng vòm, để rồi bao bọc lấy một cái cửa hình chữ nhật. Cũng theo họa sĩ, vòm cong trên cùng của cửa chính, gợi nên hình tượng của bầu trời, cánh cửa hình chữ nhật nội tiếp như muốn nói cánh cửa của đại học Đông Dương là cánh cửa để đi vào thế giới của tri thức. Mà khi nói đến tri thức, đến trí tuệ, người ta nghĩ ngay đến ánh sáng, đến mặt trời. Nhưng ở đây, nhà thiết kế dùng tới một thứ ánh sáng khác: “thứ ánh sáng vẫn rạng ngời khi mặt trời đi ngủ, thứ ánh sáng không sợ mưa gió. Đó là ánh sáng của đèn điện”. 52 chiếc bóng đèn ở cánh cửa chính bước vào tòa nhà 19 Lê Thánh Tông là một chặng đường dài nhân loại đã đi từ ánh sáng mặt trời để tìm ra ánh sáng của văn minh! 19 Lê Thánh Tông, vẫn vững trãi đứng đó sau hàng thế kỉ chứng kiến bao thăng trầm, thay đổi. Trong ký ức của nhiều cựu sinh viên ĐH Tổng hợp Hà Nội, chưa bao giờ phai mờ hình ảnh giảng đường 19 Lê Thánh Tông. Cẩm Thúy

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?id=18210