12 loại gỗ quý và đắt đỏ nhất thế giới, có tiền cũng khó sở hữu

12 loại gỗ quý và đắt đỏ bậc nhất thế giới. Trong đó, có những loại gỗ không bao giờ bị mọt, chịu được nước, tỏa ra hương thơm dễ chịu và chịu va đập cực tốt. Những loài cây tạo ra chúng đều sinh trưởng chậm, kén đất và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Gỗ Bocote là một loại gỗ quý thuộc chi Cordia, là một loại thực vật có hoa và được tìm thấy chủ yếu ở các vùng Nam Mỹ và Mexico. Gỗ Bocote được coi là một trong những loại gỗ đắt đỏ với giá bán có thể lên tới 30 USD/30cm, tùy thuộc vào chất lượng và kích thước của mỗi tấm gỗ.

Gỗ Bocote là một loại gỗ quý thuộc chi Cordia, là một loại thực vật có hoa và được tìm thấy chủ yếu ở các vùng Nam Mỹ và Mexico. Gỗ Bocote được coi là một trong những loại gỗ đắt đỏ với giá bán có thể lên tới 30 USD/30cm, tùy thuộc vào chất lượng và kích thước của mỗi tấm gỗ.

Gỗ cẩm hồng còn hay được gọi là gỗ cẩm lai hồng, thuộc nhà họ đậu và có tên khoa học là Kotali. Loài cây được trồng nhiều ở khu vực châu Phi. Gỗ cẩm lai hồng có màu nâu đỏ với sọc tím hoặc đen, thớ gỗ mịn, dễ đánh bóng. Gỗ Bubinga thường được dùng để chế tạo nhạc cụ, đồ thủ công mỹ nghệ.

Gỗ cẩm hồng còn hay được gọi là gỗ cẩm lai hồng, thuộc nhà họ đậu và có tên khoa học là Kotali. Loài cây được trồng nhiều ở khu vực châu Phi. Gỗ cẩm lai hồng có màu nâu đỏ với sọc tím hoặc đen, thớ gỗ mịn, dễ đánh bóng. Gỗ Bubinga thường được dùng để chế tạo nhạc cụ, đồ thủ công mỹ nghệ.

Gỗ Dalbergia rất quý hiếm do rất kén đất sống, kéo theo giá thành của loại gỗ này rất đắt đỏ.

Gỗ Dalbergia rất quý hiếm do rất kén đất sống, kéo theo giá thành của loại gỗ này rất đắt đỏ.

Gỗ đàn hương tỏa ra mùi hương thơm ngát, có thể giúp giảm căng thẳng. Chính vì vậy, loại gỗ này thường được sử dụng để tinh chế tinh dầu hoặc nguyên liệu chế tạo nước hoa.

Gỗ đàn hương tỏa ra mùi hương thơm ngát, có thể giúp giảm căng thẳng. Chính vì vậy, loại gỗ này thường được sử dụng để tinh chế tinh dầu hoặc nguyên liệu chế tạo nước hoa.

Gỗ đen Châu Phi có tên khoa học là Dalbergia melanoxylon, mọc chủ yếu vùng ven biển Đông Phi. Loại gỗ này thường có màu nâu tía, gần như đen. Loại gỗ này vô cùng quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng vì cây African Black Wood bị khai thác quá nhiều. Gỗ này thường được dùng để làm các loại nhạc cụ đặc biệt là ghi-ta.

Gỗ đen Châu Phi có tên khoa học là Dalbergia melanoxylon, mọc chủ yếu vùng ven biển Đông Phi. Loại gỗ này thường có màu nâu tía, gần như đen. Loại gỗ này vô cùng quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng vì cây African Black Wood bị khai thác quá nhiều. Gỗ này thường được dùng để làm các loại nhạc cụ đặc biệt là ghi-ta.

Gỗ hồng ngà có màu đỏ hồng rất đẹp, khi đánh lên sáng bóng và được cho là quý giá như kim cương. Loại gỗ quý này thường được sử dụng để sản xuất gậy bi-a, đồ mỹ nghệ…

Gỗ hồng ngà có màu đỏ hồng rất đẹp, khi đánh lên sáng bóng và được cho là quý giá như kim cương. Loại gỗ quý này thường được sử dụng để sản xuất gậy bi-a, đồ mỹ nghệ…

Gỗ Lignum Vitae, loại gỗ này rất cứng, có độ bền cao nên rất được ưa chuộng. Cây Lignum Vitae sinh trưởng rất chậm nên loại gỗ này rất quý hiếm.

Gỗ Lignum Vitae, loại gỗ này rất cứng, có độ bền cao nên rất được ưa chuộng. Cây Lignum Vitae sinh trưởng rất chậm nên loại gỗ này rất quý hiếm.

Gỗ mun (Gỗ Ebony) có màu đen tuyền, có thể chìm trong nước, bề mặt gỗ nhẵn và mịn. Loại gỗ này thường được dùng để chế tạo nội thất sang trọng và các loại nhạc cụ như đàn ghi-ta, piano, violin… Các loài cây cho gỗ này hiện đều đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

Gỗ mun (Gỗ Ebony) có màu đen tuyền, có thể chìm trong nước, bề mặt gỗ nhẵn và mịn. Loại gỗ này thường được dùng để chế tạo nội thất sang trọng và các loại nhạc cụ như đàn ghi-ta, piano, violin… Các loài cây cho gỗ này hiện đều đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

Theo một nhà sưu tầm đồ gỗ có tiếng ở Việt Nam, từ xa xưa gỗ ngọc am đã được coi là một loại gỗ quý chỉ bậc đế vương mới được dùng. Trong các hoàng cung, nếu gỗ sưa đỏ cứng như thép và có hoa văn đẹp, thường được dùng để đóng các vật dụng như giường tủ, bàn ghế thì ngọc am lại có mùi thơm quyến rũ, được dùng nhiều trong các gian phòng của cung tần mỹ nữ.

Theo một nhà sưu tầm đồ gỗ có tiếng ở Việt Nam, từ xa xưa gỗ ngọc am đã được coi là một loại gỗ quý chỉ bậc đế vương mới được dùng. Trong các hoàng cung, nếu gỗ sưa đỏ cứng như thép và có hoa văn đẹp, thường được dùng để đóng các vật dụng như giường tủ, bàn ghế thì ngọc am lại có mùi thơm quyến rũ, được dùng nhiều trong các gian phòng của cung tần mỹ nữ.

Gỗ Purple Heart còn được gọi là gỗ trái tim màu tím bởi khi cắt màu sắc của gỗ sẽ chuyển từ màu nâu sang màu tím rất lạ và đẹp. Purple Heart là loại gỗ rất dày, chịu nước tốt, thuộc top đầu thế giới về độ cứng và độ bền.

Gỗ Purple Heart còn được gọi là gỗ trái tim màu tím bởi khi cắt màu sắc của gỗ sẽ chuyển từ màu nâu sang màu tím rất lạ và đẹp. Purple Heart là loại gỗ rất dày, chịu nước tốt, thuộc top đầu thế giới về độ cứng và độ bền.

Gỗ sưa, loại gỗ này rất đặc biệt, khi đốt có hương thơm như gỗ trầm lại có thể chưng cất thành tinh dầu như gỗ đàn hương. Ở Việt Nam hiện nay cũng có một vài giống gỗ sưa rất quý hiếm và đứng trên bờ tuyệt chủng do bị khai thác quá nhiều.

Gỗ sưa, loại gỗ này rất đặc biệt, khi đốt có hương thơm như gỗ trầm lại có thể chưng cất thành tinh dầu như gỗ đàn hương. Ở Việt Nam hiện nay cũng có một vài giống gỗ sưa rất quý hiếm và đứng trên bờ tuyệt chủng do bị khai thác quá nhiều.

Gỗ trầm hương có mùi thơm độc đáo, được lấy từ gỗ thân già mục của cây trầm gió, một loại cây có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Hiện nay, trên giới có khoảng 25 loài cây dó bầu nhưng chỉ khoảng 15 loài có khả năng tạo trầm hương, trong đó, trầm hương Việt Nam được đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới.

Gỗ trầm hương có mùi thơm độc đáo, được lấy từ gỗ thân già mục của cây trầm gió, một loại cây có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Hiện nay, trên giới có khoảng 25 loài cây dó bầu nhưng chỉ khoảng 15 loài có khả năng tạo trầm hương, trong đó, trầm hương Việt Nam được đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/12-loai-go-quy-va-dat-do-nhat-the-gioi-co-tien-cung-kho-so-huu-post558795.antd