10 loại vắcxin tất cả người lớn đều cần

Chủng ngừa vô cùng quan trọng. Không chỉ có trẻ nhỏ cần chủng ngừa, mà trẻ lớn và người lớn cũng là đối tượng cần quan tâm để việc chủng ngừa đạt được hiệu quả cao nhất.

(Tiếp theo kỳ trước)

6. Vắcxin ngừa viêm màng não do não mô cầu

Ở Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác trong năm.

Hiện nay, có một số loại vắcxin có thể bảo vệ bạn khỏi một số loại viêm màng não do não mô cầu. Ở một số nước, ví dụ như Mỹ,vắcxin thường được khuyến cáo tiêm cho người trong độ tuổi từ 11 - 18, học sinh - sinh viên, và những người từ 19 - 21 tuổi cũng cần được tiêm vắcxin. Bạncũng có thể được khuyến cáo tiêm vắcxin nếu có kế hoạch du lịch đến một quốc gia là nơi có dịch não mô cầu lưu hành, hoặcmột số nước bắt buộc phải chủng ngừa, hoặc bạn đã bị cắt bỏ lá lách hoặc nếu bạn có các bệnh mãn tính khác.

Vắcxin được tiêm 1 hoặc nhiều liều.

7. Vắcxin ngừa viêm gan B

Trong số những người nhiễm viêm gan b , nhiều người thậm chí còn không biết mình mắc bệnh. Người mẹ nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm sang trẻ khi sinh ra.

Viêm gan B có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người bị nhiễm, ví dụ như quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc sử dụng vật dụng cá nhân của người khác, chẳng hạn như dao cạo râu. Dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm virút khi tiêm thuốc cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B. Viêm gan B có thể dẫn đến những tổn thương gan nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan, và thậm chí là tử vong.

WHO khuyến cáo rằng để có thể giảm tỉ lệ mắc viêm gan B ở trẻ 5 tuổi xuống thấp hơn 1%, tiến tới loại trừ bệnh viêm gan B thì cùng với việc duy trì tỉ lệ tiêm 3 mũi vắcxin viêm gan B đạt trên 90%, tỉ lệ tiêm vắcxin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh phải đạt trên 65%.

Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là một loại viêm màng não hết sức nguy hiểm

8. Vắcxin ngừa viêm gan A

Bạn có thể bị nhiễm một trong các virút viêm gan mà không hề biết. Những yếu tố nguy cơ lây nhiễm viêm gan A là qua đường ăn uống hoặc qua đường tình dục đồng giới ở phái nam. Một người bị nhiễm viêm gan A cũng có thể lây cho người khác nếu không rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Bạn nên tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan A nếu bạn có một rối loạn đông máu, hoặc bệnh gan mãn tính. Bạn là một người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác, chích ma túy bất hợp pháp hoặc có quan hệ tình dục với một người nào đó. Bạn là nhân viên y tế chăm sóc những người bệnh VG, có thể tiếp xúc với virút trong phòng thí nghiệm, hoặc bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường mà nhiều người nhiễm bệnh viêm gan A.

Tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng.

9. Vắcxin ngừa viêm phổi

Phế cầu khuẩn gây ra các bệnh nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phổi,viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm trùng máu. Có 60% trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi có phế cầu ở vùng hầu họng. Vì một nguyên nhân nào đó làm sức đề kháng suy giảm thì những vi khuẩn có sẵn sẽ tấn công cơ thể và gây bệnh. Một con đường lây truyền bệnh khác là tiếp xúc với các hạt nước bọt, dịch mũi… nhỏ li ti do người bệnh hắt hơi, ho… lẫn vào không khí.

Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh phế cầu khuẩn, nhưng một số trường hợp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

- Người từ 65 tuổi trở lên.

- Trẻ em dưới 2 tuổi.

- Người có suy giảm hệ thống miễn dịch.

- Người hút thuốc lá.

Những người mắc bệnh phế cầu khuẩn có tỉ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, nhiễm trùng huyết 20%, và viêm màng não là 30%.

Đây là căn bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, chiếm 15 - 50% trong các ca viêm phổi, nhất là nhóm người có vấn đề về phổi, gan, tim và thận cũng như nhóm có suy giảm hệ thống miễn dịch. Viêm phổi do phế cầu có thể nghiêm trọng và gây tử vong, nó lấy đi tính mạng của khoảng 50.000 người lớn mỗi năm.

U xơ tử cung - Một trong những nguyên nhân gây khó đậu thai, hiếm muộn

Thoát nỗi khổ 23 năm Đờm ho, Khó thở, Hen suyễn

Vắcxin phòng phế cầu cho người lớn có thể bảo vệ bạn khỏi hầu như tất cả các loại phế cầu có thể gây ra viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Đối tượng cần được tiêm vắcxin:

- Người trên 65 tuổi.

- Người từ 2 - 64 tuổi có các vấn đề về sức khỏe như:

- Bệnh tim mạch.

- Bệnh phổi, suyễn.

- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

- Nghiện rượu.

- Bệnh gan mãn tính.

- Rò dịch não tủy hay cấy ốc tai.

- Người từ 2 - 64 tuổi có uống thuốc làm giảm sức đề kháng của cơ thể như:

- Sử dụng corticoid dài ngày.

- Thuốc trị ung thư.

- Xạ trị.

- Người từ 19 - 64 tuổi có:

- Hút thuốc

10. Vắcxin 3 trong 1 (sởi, quai bị , rubella)

3 bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ: sởi, quai bị, rubella (viết tắt là MMR) có thể diễn tiến nặng ở người lớn tuổi.

Sởi là một bệnh dễ lây và có thể lây lan nhanh trong cộng đồng chưa được tiêm phòng. Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sởi cao vì họ không thể tiêm ngừa. Cả ba loại virút sởi - quai bị - rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) đều có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.

Quai bị là một bệnh lây nhiễm và đặc trưng bởi sưng tuyến nước bọt mang tai. Ở người lớn, quai bị thường gây ra các biến chứng như viêm màng não và sưng đau tinh hoàn và buồng trứng, là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh.

Rubella có thể lây truyền qua không khí nên rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai. Nó có thể gây sảy thai, sinh non và hội chứng rubella bẩm sinh bao gồm một nhóm những dị tật nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Hầu hết những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng Rubella. Nếu bạn chưa tiêm vắcxin nhưng bạn đang có kế hoạch mang thai, tốt nhất nên tiêm vắcxin và chờ sau 4 tuần rồi mới bắt đầu mang thai. Nếu bạn đã mang thai và chưa tiêm vắcxin rubella, hãy chờ sau khi sinh con rồi mới tiêm vắcxin.

Nếu bạn chưa từng bị mắc bệnh, bạn vẫn có nguy cơ cao nhiễm virút bệnh này. Chỉ 1 - 2 mũi vắcxin MMR sẽ ngừa được cả 3 bệnh đó.

BS. CAO HOÀI NHÂN

(BV. Nguyễn Tri Phương))

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/10-loai-vacxin-tat-ca-nguoi-lon-deu-can-n134928.html