10 cách trị ho hiệu quả cho bé bố mẹ nhất định phải biết

Xin mách nhỏ cho các mẹ một vài loại thuốc thông dụng có trong vườn nhà, vừa trị ho, vừa tốt cho sức khỏe của bé...

1. Củ cải trắng và gừng

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ngày. Uống cho đến khi bé hết ho.

2. Chanh

Một nghiên cứu đáng ngạc nhiên đó là bé có thể ngừng ho chỉ với một múi chanh. Nếu con bạn thích ăn chanh, hãy cho chúng thử. Nước chanh có thể loại bỏ chất nhầy và dịu cổ họng. Để an toàn, đừng cho bé ăn chanh trực tiếp vì chúng sẽ làm hại men răng. Hãy vắt chanh hòa vào nước hoặc ngâm chúng với một ít mật ong.

3. Củ nghệ tươi

Trong y học cổ truyền, cây nghệ vàng được sử dụng như một vị thuốc quý. Lần đầu tiên Việt Nam đã bào chế thành công Nano Curcumin từ nguồn Curcumin chiết xuất từ cây nghệ vàng trồng trong nước góp phần nâng cao hơn nữa tác dụng của củ nghệ.

Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế cho bé ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

4. Lá húng tây

Theo bác sĩ Wilkinson, lá húng tây có tác dụng làm vỡ và loại bỏ chất nhầy trong cổ họng khi bé bị ho. Vì vậy, đây là loại thảo dược được cho là giúp kiềm ho tốt.

Cách làm trà húng tây: Ngâm 2 muỗng cà phê lá húng tây nghiền nát vào một cốc nước sôi trong thời gian khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước, thêm mật ong và chanh vào. Lấy nước trà này cho bé uống, vị ngon ngọt của mật ong sẽ khiến bé không thể chối từ.

5. Lá diếp cá

Rau diếp cá hay còn gọi là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Ngoài các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho bé.

Các mẹ rửa sạch từng lá diếp cá, cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó, cho nước vo gạo đã chuẩn bị và rau diếp cá giã nhuyễn vào nồi đun sôi lên, giảm lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát rồi bắc ra để nguội và lọc lấy nước cho con uống.

Cho bé uống từ 2-3 lần một ngày. Tốt nhất là các mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.

6. Rễ cây cam thảo

Chúng tôi không hề nói tới kẹo cam thảo mà là loại rễ cây cam thảo. Bạn có thể mua ở ngoài cửa hàng tạp hóa. Hãy làm trà rễ cây cam thảo cho con uống khi bị ho nhé.

7. Nước muối

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Tai-Mũi-Họng (JAMA Otolaryngology), nhỏ nước muối loãng vào mũi có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh bao gồm ho, nghẹt mũi và viêm họng. Nhớ là cẩn trọng khi làm việc này nhé.

8. Lá tía tô và hoa đu đủ đực

Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán là tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.

Cho lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực đã rửa sạch và đường phèn vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

Hằng ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

– Lưu ý:

Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.

Mẹ lấy 1 củ hành tây, gọt vỏ thái nhỏ vào bát sau đó cho 1 thìa cafe đường trộn đều ngâm cho ngấm 45 – 60 phút.

Cho vào máy xay hoặc giã nguyễn cho nát cho ra nước và vắt lấy nước bỏ bã đi. Cho ra cốc nhỏ ngày uống 3 lần / 1 ngày. Mỗi 1 lần uống là 1 thìa cafe nhỏ.

9. Cam nướng

Cam nướng có mùi vị thơm khiến trẻ rất thích thú và có công dụng cầm ho và giảm đờm rõ rệt.

Mẹ chọn cam tươi màu vàng, rửa và và ngâm nước muối thật sạch. Mẹ cho cả quả cam vào nướng bằng lò vi sóng. Để nguội, bóc vỏ rồi cho bé ăn. Để dễ ăn hơn, mẹ có thể chấm cho bé một chút muối tinh.

Cam nướng có mùi vị thơm khiến trẻ rất thích thú và có công dụng cầm ho và giảm đờm rõ rệt.

10. Uống trà

Một cốc trà ấm có thể giúp làm dịu cổ họng cho bé. “Trà thảo dược êm dịu có thể là một loại thuốc giảm ho nhanh chóng. Trà hoa cúc và trà bạc hà là lựa chọn hoàn hảo. Có thể thêm vài giọt mật ong vào cốc trà, điều đó càng làm tăng tốc độ giảm ho”.

Theo Thủy Thanh/Phununews

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/thuoc-hay/10-cach-tri-ho-hieu-qua-cho-be-bo-me-nhat-dinh-phai-biet-763546.html