Xuất hiện vết nứt lớn tại núi băng ở Nam Cực

Băng đảo khổng lồ này có diện tích ước tính khoảng 6.000 km vuông; tương đương với 1/4 diện tích xứ Wales. Theo những hình ảnh một vệ tinh của Hoa Kỳ ghi lại được, một băng đảo lớn đã trôi từ một dải băng được biết đến với tên gọi Larsen C hôm thứ Tư. Bài viết sau đây của phóng viên khoa học đài BBC News Jonathan Amos:

Các nhà khoa học không bất ngờ về sự việc này. Họ đã theo dõi sự phát triển của vết nứt lớn tại Larsen từ hơn một thập kỷ qua. Vết nứt này bắt đầu lan rộng từ năm 2014 và vỡ ra thành nhiều băng đảo nhỏ.

Băng đảo dày hơn 200 mét này sẽ không thể di chuyển quá xa và quá nhanh trong một thời gian ngắn nhưng vẫn cần được giám sát. Tình hình thời tiết và hướng gió hiện tại có thể đẩy băng đảo trôi lên phía bắc Nam Cực, trở thành một mối nguy hiểm cho ngành hàng hải.

Hình ảnh một vệ tinh của Hoa Kỳ ghi lại được (Ảnh: NASA/SUOMI NPP/SIMON/PROUD)

Một thiết bị cảm ứng trên vệ tinh Aqua của Hoa Kỳ đã nhận thấy dấu hiệu của nước tại rãnh băng hôm thứ tư do nước có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ âm của môi trường xung quanh bao gồm băng và không khí.

Giáo sư Adrian Luckman, người đã theo dõi sự biến đổi của núi băng này trong nhiều năm với dự án Midas của trường Đại học Swansea, cho biết: "Hiện trạng của vết nứt trên mặt băng chưa hiện rõ trong các dữ liệu thu được gần đây, nhưng các dấu hiệu đều cho thấy vết nứt này đã lan rộng một cách đáng kể".

So sánh với tình hình trước đây, thì thấy băng đảo Larsen là một trong 10 băng đảo lớn nhất trong lịch sử, nhưng kích thước đó vẫn không là gì khi so sánh với những con “quái vật” trước đây tại Nam Cực.

Hệ thống radar Sentinel-1 của châu Âu xác nhận vết nứt (Ảnh: NASA/SUOMI NPP/SIMON/PROUD)

Núi băng trôi lớn nhất đã từng quan sát được qua vệ tinh có ký hiệu là B-15. Băng đảo này bị tách khỏi dải băng Ross năm 2000 và có kích thước 11.000km vuông. Sáu năm sau, các mảnh vỡ của băng đảo khổng lồ này vẫn tồn tại và trôi dạt tới New Zealand.

Năm 1956, một tàu phá băng của Hải quân Mỹ đã chạm trán với một băng đảo với diện tích khoảng 32.000km vuông, lớn hơn diện tích của Vương quốc Bỉ. Đáng tiếc, thời kỳ này chưa phát triển vệ tinh theo dõi để có thể kiểm chứng quan sát.

Dải băng Larsen C cũng được biết đến là nguồn gốc của những băng đảo khổng lồ khác, có thể kể đến một băng đảo có diện tích khoảng 9.000km vuông vào năm 1986. Nhiều băng đảo trôi từ Larsen C đã liên kết lại với nhau tại vùng biển Weddell hoặc xa hơn nữa, biển phía Nam Đại Tây Dương.

Phần lớn băng đảo trôi từ khu vực này sẽ liên kết với những dải đất nông của các vùng lãnh thổ nước ngoài quanh khu vực Nam Georgia, Vương quốc Anh và dần dần tan biến.

Khánh Phương (Theo BBC News, 7/2017)

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn/xuat-hien-vet-nut-lon-tai-nui-bang-o-nam-cuc-d60048.html