Xuân Canh: Một vùng quê đậm đà bản sắc văn hóa lễ hội

Xuân Canh hiện nay đã và đang phấn đấu tiếp tục duy trì xã Nông thôn mới bằng các mục tiêu kinh tế-xã hội trong niềm tin và phấn khởi vào đường lối đổi mới, hội nhập.

Xuân Canh là một xã nằm ở phía Nam huyện Đông Anh-thành phố Hà Nội. Xã là vùng đất ở ngã ba sông Hồng-sông Đuống; có truyền thống văn hóa đặc trưng xứ Kinh Bắc. Toàn xã có 6 thôn và 1 khu dân cư.

Diện tích tự nhiên 612,76 ha. Đất bãi 101,18 ha; đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 31,18 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,52 ha. Tổng số dân toàn xã có 11.114 người; 3.145 hộ. Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Canh vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tăng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân năm 2003 của Chủ tịch nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết toàn dân. Trong những năm qua, xã Xuân Canh đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn, từng bước đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực, có hiệu quả trên các mặt kinh tế-xã hội ở địa phương, nhất là xây dựng NTM.

Xác định rõ hướng đi và bằng nhiều việc làm cụ thể, có giải pháp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng diện tích trồng cây có giá trị hàng hóa, phát triển các mô hình kinh tế trang trại về nuôi trồng thủy sản…Chính vì vậy, việc xây dựng NTM có nhiệu thuận lợi.

Xã đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Chú trọng công tác giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nhằm tăng giàu, giảm nghèo. Kinh tế ổn định, sản xuất nông nghiệp giữ vững và từng bước tăng trưởng khá.

Các hoạt động khác của chính quyền đều thực hiện công bằng, dân chủ từ GPMB, dân số gia đình và trẻ em, văn hóa văn nghệ, TDTT, an ninh quốc phòng được duy trì và giữ vững. Nổi bật là các phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nếp sống văn minh-gia đình văn hóa,... tất cả đã tạo nên bức tranh của xã Xuân Canh văn minh tiến bộ ngày hôm nay.

Đặc biệt là, hàng năm, Xuân Canh còn diễn ra các Hội Làng trong xã, như Hội làng Xuân Trạch: Cao Minh Sơn Xạ Thần Quốc, Thôn Xuân Trạch. Thời gian chính hội diễn ra ngày 10/03 âm lịch. Đặc điểm của lễ hội này là Rước nước. Hội làng Văn Thượng: Thờ An Dương Vương (Thục Phán). Lễ hội thuộc thôn Văn Thượng, thời gian chính hội là ngày 08/01âm lịch. Lễ hội tiến hành Rước Kiệu Tế Thánh. Hội Làng Vạn Lộc, thờ An Dương Vương (Thục Phán). Địa điểm thôn Vạn Lộc, xã Xuân Canh. Thời gian chính hội là ngày 9/01 âm lịch. Lễ hội tổ chức Rước Kiệu Tế Thánh. Hội Làng Xuân Canh, thờ Cao Sơn (Bộ Tướng của Tản Viên Thần). Chính hội 08/03 âm lịch; Rước Kiệu Tế Thánh.

Có thể nói, tình hình sản xuất của Xuân Canh sau NTM những năm vừa qua đều có mức tăng trưởng khá và đồng đều. Xuân Canh thực sự trở thành một vùng quê ngoại thành khởi sắc. Các thành phần kinh tế đã được mở rộng. Hầu hết các gia đình nông dân đã và đang khai thác những tiềm năng của mình để làm kinh tế gia đình như chăn nuôi bò, lợn, thả cá, trồng cây ăn quả, trồng rau màu. Nhiều hộ đã đầu tư mua sắm thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các phương tiện vận chuyển bằng ô tô tự lái.

Sản xuất nông nghiệp ngày càng khởi sắc và tăng nhanh. Ngành nghề dịch vụ phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong đó, các đối tượng chính sách đặc biệt được quan tâm.

Thông qua việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương Đảng bộ Xuân Canh đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, Xuân Canh hiện nay đã và đang phấn đấu tiếp tục duy trì xã Nông thôn mới bằng các mục tiêu kinh tế-xã hội trong niềm tin và phấn khởi vào đường lối đổi mới, hội nhập của Đảng và Nhà nước đã lựa chọn.

Thanh Bình/KD&PL

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/xuan-canh-mot-vung-que-dam-da-ban-sac-van-hoa-le-hoi-p41743.html