Xây dựng các mối quan hệ hiệu quả

(NDHMoney) Ngày nay, quan điểm về giá trị của việc xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ xã hội chỉ đơn giản là việc tạo dựng một uy tín tốt đẹp về bản thân và tạo ra một hệ thống lớn các mối quan hệ xã giao nhưng lại có thể giúp đỡ bạn mỗi khi cần.

Mạng lưới quan hệ rộng không chỉ giúp ích cho sự nghiệp mà còn ở mọi mặt của cuộc sống. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet) Giá trị của các mối quan hệ xã giao Có 2 loại mối quan hệ mà bạn cần phân biệt: - Những người thân thiết, có mối quan hệ chặt chẽ và gần gũi với bạn. - Những người quen xã giao mà bạn tiếp xúc trong cuộc sống, công việc. Khi đánh giá tác dụng của 2 loại mối quan hệ này cho công việc, nhà xã hội học người Mỹ Granovetter cho rằng những mối quan hệ xã giao mà ông gọi là “weak ties” sẽ có ích hơn trong việc tìm kiếm thông tin, cơ hội nghề nghiệp hơn là những người thân –“strong ties”. “Strong ties” của bạn thường có thế giới tương tự như của bạn. Họ có thể có nền tảng giáo dục, gia đình, cộng đồng xã hội, nghề nghiệp, kinh nghiệm sống, phong cách sống, tín ngưỡng hay khu vực địa lý tương tự như bạn. Vì thế, bạn có thể biết hầu hết những gì họ biết. Mặt khác, những người bạn chỉ quen xã giao với bạn thì lại có những thế giới khác. Họ sẽ biết những thứ mà có thể bạn chưa biết. Đó là lợi thế riêng của “weak ties”. Tạo dựng các mối quan hệ xã giao cũng được coi như một sự đầu tư: những hành động tích cực của bản thân bạn trong việc gây dựng các mối quan hệ chính là sự đầu tư cho tương lai. Lợi nhuận từ khoản đầu tư này sẽ là những sự sắn sàng giúp đỡ bạn trong lúc khốn khó. Một sự đầu tư rủi ro vì không phải mối quan hệ tốt nào rồi cũng sẽ được hoàn trả, tuy nhiên, về cơ bản bạn có vô số những khoản lợi nhuận để bắt đầu sự đầu tư này. Điều đó có nghĩa là, nếu một ai đó chưa “hoàn trả” cho bạn, bạn sẽ vẫn tiếp tục “đầu tư”, rồi cuối cùng bạn cũng sẽ nhận tại xứng đáng với những gì từng bỏ ra. Cho và nhận Tại sao chúng ta lại đề cập đến “hoàn trả”? Có thể lấy một ví dụ cụ thể mà ông Trent Hamm – tác giả của không ít bài viết giá trị về Tài chính cá nhân được đăng trên The Simple Dollar. “Tôi đã dành khoảng một năm để tạo một mối quan hệ vững chắc với giáo sư khi đang đi học đại học. Vào cuối năm đó, vị giáo sư này đã nâng đỡ để tôi có thể tham gia cộng tác với một trung tâm nghiên cứu uy tín. Tôi tham gia nghiên cứu tại đây, làm việc chăm chỉ trong vài năm và xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người trong cơ quan. Khi kết thúc công việc tại trung tâm nghiên cứu và tốt nghiệp đại học, thời điểm đi xin việc đang là lúc khó khăn nhưng người quản lý của trung tâm nghiên cứu đã hết sức nhiệt tình giúp tôi tìm được một công việc ưng ý, giúp tôi có những bước đi đúng đắn ngay sau ngày tốt nghiệp. Khi bắt đầu viết bài trên The Simple Dollar. Việc đầu tiên mà tôi thực hiện là gửi link bài viết cho hầu hết mọi người trong mạng lưới mối quan hệ của mình. Điều tuyệt vời là nhiều người trong số họ đã chia sẻ bài viết của tôi cho bạn bè ngay cả khi tôi chưa đề nghị. Điều này đã giúp giới thiệu trang web đến người đọc một cách tuyệt vời trong những ngày đầu phát triển. Khi có đứa con đầu đời, bạn bè đã gửi rất nhiều quà tặng cho bé mà thậm chí bé dùng mãi cũng không hết được, trong số đó có những đồ vật cực kì hữu dụng nhưng chúng tôi cũng chưa có điều kiện tìm hiểu. Khi muốn mua sắm một vật dùng nào đó, tôi có một danh sách những người bạn sẵn sàng cho mình lời khuyên. Hầu hết những người này đem lại cho tôi những thông tin vô cùng giá trị - một người bán hàng cho những thông tin giảm giá, những lưu ý khi sử dụng đồ… hay bất cứ thứ gì là kinh nghiệm mà họ muốn truyền đạt lại. Làm sao để có được danh sách như vậy? Trên thực tế cả tôi và vợ cũng đã nhiệt tình với bạn bè như cái cách mà chúng tôi đã có được, luôn cố gắng giúp đỡ và hỗ trợ mỗi khi họ cần.” Nếu bạn muốn tìm thêm lý do để chứng minh cho điều này, hãy nhìn vào “Quy luật vàng” tồn tại trong hầu hết các tôn giáo trên thế giới – hãy đối xử với vạn vật như cách bạn muốn chúng đối xử với mình. Cho và nhận, lặp đi lặp lại điều này là cần thiết trong việc xây dựng các mối quan hệ chứ không phải là cho-cho-cho…Điều này làm cho hai phía cảm thấy bình đẳng và chắc hẳn không ai muốn mình cứ phải “cho” mãi, mà cũng chẳng mấy người cảm thấy thoải mái khi không thể sự “cho” của bạn bè mình. Hầu hết mọt người sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn, đặc biệt là khi bạn đã từng giúp đỡ họ. Hãy thử áp dụng Quy tắc vàng một lần và cảm nhận những tác dụng mà nó sẽ mang lại cho bạn.

Nguồn NDH: http://ndhmoney.vn/web/guest/tai-chinh-ca-nhan/nghe-nghiep-giao-duc/nghe-nghiep/view/-/journal_content/journal_content_INSTANCE_6Fvc/10136/307178