“Xanh hóa” tăng trưởng- cốt lõi của sự phát triển bền vững

Là một quốc gia đang phát triển, hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, kinh tế phát triển Việt Nam chưa thực sự bền vững, chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp. Vì thế, “xanh hóa” tăng trưởng chính là điều cần thiết, hiệu quả và hoàn toàn phù hợp với khả năng chi trả của Việt Nam.

Là một quốc gia đang phát triển, hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, kinh tế phát triển Việt Nam chưa thực sự bền vững, chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp. Vì thế, “xanh hóa” tăng trưởng chính là điều cần thiết, hiệu quả và hoàn toàn phù hợp với khả năng chi trả của Việt Nam.

CôngThương - “Xanh hóa” tăng trưởng có ý nghĩa cốt lõi để đạt được sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Tăng trưởng xanh nghĩa là tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo tính bền vững về môi trường. Đây không phải là mô hình mới, nhưng nhằm múc đích thúc đẩy sự phát triển bền vững bằng cách tạo thuận lợi cho các quốc gia đang phát triển đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ mà không bị mắc kẹt trong các mô hình thiếu bền vững.

Đi lên từ một nước nghèo, đến nay, Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp, đạt được nhiều thành tựu kinh tế trong vòng 25 năm qua. Đến cuối năm 2010, thu nhập trên đầu người của Việt Nam đã đạt 1.130 USD/người/năm. Hầu hết các chỉ số phúc lợi, hạ tầng cơ sở đã được cải thiện rõ rệt, sự bình đẳng giới cũng được đánh giá cao trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, sự tiến bộ thường dẫn đến những suy thoái về môi trường và cạn kiệt tài nguyên, do đó Việt Nam cần xây dựng mô hình tăng trưởng bền vững nhằm đảm bảo các đô thị, đường sá, nhà máy được thiết kế và quản lý theo cách phù hợp, đồng thời khai thác nguồn vốn tự nhiên, con người và tài chính một cách hiệu quả- bà Victoria Kwa kwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh tại buổi công bố báo cáo “Tăng trưởng xanh hòa nhập: Con đường hướng tới phát triển bền vững” ngày 8/6/2012.

Như vậy, để theo đuổi các chính sách tăng trưởng, Chính phủ cần đi theo tư duy xanh để có thể đảm bảo tính hòa nhập, hiệu quả, phù hợp về khả năng kinh tế và trên hết là cần thiết để duy trì phát triển kinh tế trong những năm tới. Theo nhận định của WB thì"xanh hóa" tăng trưởng không nhất thiết sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng.

Bà Mariame Fay, chuyên gia kinh tế trưởng về vấn đề phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới cho rằng, các yếu tố như hệ thống khí hậu, đất và biển vào quy hoạch tăng trưởng kinh tế cần thiết để tiếp tục giảm nghèo. Bà cũng nhấn mạnh, tăng trưởng xanh không phải là một cách tiếp cận tốn kém mà hết hết các quốc gia khó có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện. Tất cả các nước, dù giàu hay nghèo, đều có cơ hội để xanh hóa tăng trưởng mà không làm cho quá trình này chậm lại. Vì thế, xanh hóa tăng trưởng là điều cần thiết, hiệu quả và hoàn toàn phù hợp với khả năng chi trả như ở Việt Nam.

Tuy nhiên, những rào cản chính trị, các thói quen và chuẩn mực cố hữu, và việc thiếu các công cụ tài chính thích hợp đang là những trở ngại chính đối với xanh hóa tăng trưởng. Chính vì thế, theo báo cáo, để tránh bị mắc kẹt trên các con đường phát triển không bền vững, tránh những sự đảo ngược chính sách gây thiệt hại lớn và tránh cách hậu quả tốn kém cho y tế công cộng thì tăng trưởng xanh phải tập trung vào các chính sách và các đầu tư cần được thực hiện trong vòng 5-10 năm nữa.

Tăng trưởng xanh vốn dĩ không dành cho tất cả mọi người, do đó, theo bà Marianne Fay, Việt Nam cần có những chính sách cụ thể để đảm bảo lợi ích cho người nghèo và thay đổi cách tiếp cận chính sách tăng trưởng, không chỉ đánh giá xem nền kinh tế đang sản xuất cái gì, mà còn đánh giá xem quá trình sản xuất sử dụng những gì và làm ô nhiễm những gì.

Báo cáo cũng khẳng định, việc xác định giá trị của đất đai canh tác, khoáng sản, sông ngòi, các đại dương, cánh rừng và đa dạng sinh học sẽ tạo ra động cơ đủ mạnh để khuyến khích các chính phủ, các ngành và các cá nhân quản lý những tài nguyên đó một cách hiệu quả, bền vững và toàn diện hơn.

* Cũng nhân dịp này, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã công bố bản dịch cuốn sách "Thành phố kinh tế và sinh thái" (Eco2 Cities), trong đó nêu rõ chủ trương và chiến lược quy hoạch đô thị sáng tạo giúp tăng năng lực cạnh tranh kinh tế, bền vững môi trường và nâng cao mức sống.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hợp với chương trình Eco2 Cities của WB. Đây là chương trình hỗ trợ các đô thị và trung tâm cấp vùng trong công tác qui hoạch, quản lý và đầu tư vào các hệ thống có tính bền vững cao tại các đô thị.

Ông Arish Dastur- đồng trưởng nhóm chương trình thành phố sinh thái, đồng thời là một trong những tác giả chính cuốn sách, đánh giá: đô thị Việt Nam có nhịp độ kinh doanh năng động, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng và làm thay đổi bộ mặt các đô thị. Đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể hướng sự thay đổi theo hướng cải thiện thực chất và bền vững chất lượng cuộc sống và phát triển đô thị một cách tổng thể và lâu dài.

Đến nay, tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng là hai thành phố đầu tiên áp dụng cách tiếp cận thành phố sinh thái.

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/p0c211n22958/xanh-hoa-tang-truong-cot-loi-cua-su-phat-trien-ben-vung.htm