Vụ giám đốc sống thực vật sau phẫu thuật: Bệnh viện đã bị khởi kiện

Hiện gia đình ông Trịnh Quang Sơn - người bị tàn phế, sống thực vật sau ca mổ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã gửi đơn khởi kiện bệnh viện.

Như bài trước đã phản ánh vụ việc của ông Trịnh Quang Sơn - Tổng giám đốc công ty TNHH Việt Nga (trụ sở tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, ông Sơn đã bị tàn phế sống thực vật, được tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, thế nhưng rất tiếc cơ sở y tế này không bồi thường mà chỉ đồng ý hỗ trợ chi phí (?).

Bức xúc trước việc “phớt lờ” trách nhiệm đối với việc phẫu thuật gây hậu quả nghiêm trọng đối với ông Sơn, gia đình ông Sơn đã khởi kiện đến TAND Quận 5, yêu cầu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM bồi thường thiệt hại với số tiền 31.532.500.000 đồng.

Sau ca mổ từ tháng 8-2015 đến nay ông Sơn vẫn nằm bất động tại BV Đại học y dược TP.HCM.

Phải chăm sóc y tế đến khi qua đời

Thông báo của tòa cũng được gửi đến công ty TNHH Việt Nga có trụ sở tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (nơi ông Sơn làm Tổng Giám đốc) và bác sĩ Trần Quốc Tuấn (sinh năm 1983, người trực tiếp mổ cho ông Sơn) với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án…

Theo đơn khởi kiện của bà Loan (vợ ông Sơn) thì các khoản bồi thường gồm toàn bộ tiền viện phí, tiền thuốc điều trị cho ông Sơn từ ngày 20/8/2015 đến nay (khoảng 02 tỷ đồng). Tiền lương thu nhập thực tế của ông Sơn bị mất sau khi gặp biến chừng 15 tháng x 30 triệu đồng/tháng = 450 triệu đồng. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. Thiệt hại về vật chất do ông Sơn phải bồi thường cho các đối tác. Thiệt hại về thu nhập thực tế của những người trong gia đình do phải nghỉ làm chăm sóc cho ông Sơn hơn một năm qua. Tiền cấp dưỡng nuôi một người con của ông Sơn sinh năm 2015 đến khi trưởng thành…

Bà Loan cũng yêu cầu phía bệnh viện phải có nghĩa vụ chăm sóc y tế miễn phí cho đến khi ông Sơn qua đời, bởi theo bà tình trạng sức khỏe của ông Sơn ngày càng tồi tệ và xấu đi.

Hiện nay, ông Sơn phải sống trong cảnh liệt toàn thân, bị tàn phế, mọi sinh hoạt cá nhân không thể tự lo. Việc ăn uống phải đặt ống bơm trực tiếp vào da dày, miệng méo không nói được, chân tay co rút, mắt chỉ có thể chớp mở, hầu như không có phản xạ với các tác động bên ngoài. Ông Sơn đang phải nằm điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Đại Học Y Dược với chi phí hàng ngày thuộc hàng… đắt đỏ!

Trước đó cho rằng lỗi thuộc về bệnh viện và kíp mổ nên ngày 25/9/2016, con gái ông Sơn là Trịnh Thị Thùy Dương đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền trong đó có Bộ Y Tế (là cơ quan chủ quản của Bệnh viện Đại Học Y Dược). Nhưng sau đó bệnh viện đã có quyết định giải quyết tố cáo theo hướng bác toàn bộ cáo buộc của bà Dương. Cuối cùng gia đình đã phải khởi kiện bệnh viện… Hiện ông Sơn đã được TAND quận Bình Thạnh ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của gia đình để giải quyết vấn đề pháp lý liên quan đến công ty mà ông đang làm Tổng Giám đốc.

Trong văn bản giải quyết đơn tố cáo của gia đình ông Sơn ngày 18/11/2016 (do Phó Giám đốc bệnh viện Đai học Y dược TP.HCM, PGS.TS Trương Quang Bình ký), phía Bệnh viện cho rằng mình không có lỗi. Theo đó ngay khi gia đình bệnh nhân Sơn tố cáo, ngày 19-/10/2016, bệnh viện đã có quyết định thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá lại toàn bộ quá trình khám, chẩn đoán, điều trị.

Theo văn bản này thì bệnh viện xác định đây là một ca khó và phức tạp vì trước đó đã điều trị không thành công ở bệnh viện Nhân dân 115. Bệnh nhân bị tai biến sau 12 giờ phẫu thuật.

Nguyên nhân tai biến là do tổn thương não vùng sâu do ứ máu tĩnh mạch sau khi bít xoang hang, do tĩnh mạch dẫn lưu vùng này đổ về một cách bất thường vào xoang hang. Lý do cộng thêm là phản ứng đông máu quá mức của cơ thể với các dụng cụ can thiệp cùng với quá trình mổ kéo dài việc phức tạp về mạch máu của ông Sơn. Đây là tai biến không mong muốn nằm trong tỉ lệ 4-5% nguy cơ khiếm khuyết thần kinh không phục hồi theo y văn.

Về yêu cầu làm rõ trình độ của bác sĩ Tuấn trực tiếp mổ và kíp mổ thì văn bản này cũng khẳng định theo hướng đủ điều kiện chuyên môn. Sau khi xảy ra biến chứng thì bệnh viện cũng đã mời bác sĩ có chuyên môn ở bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đến hội chẩn, đưa hướng điều trị…

Về chi phí điều trị thì văn bản này cho biết, từ ngày 7/10/2016 đến nay bệnh viện đã tạm thời không thu viện phí nữa. Trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với phía gia đình ông Sơn bệnh viện đã chủ động đề suất hỗ trợ một phần viện phí tương đương với 600 triệu đồng nhằm chia sẻ khó khăn, nhưng gia đình bệnh nhân không đồng ý…

Tuy nhiên, về nội dung giải quyết khiếu nại cho rằng, bệnh viện xác định trường hợp ông Sơn là một ca khó, nhưng trước khi mổ không giải thích gì về biến chứng, rủi ro cho bản thân người bệnh (bệnh viện nó có giải thích nhưng không đưa ra được bằng chứng).

Thứ hai: tiền viện phí theo quy định của ca mổ chỉ khoảng 40 triệu đồng nhưng bệnh viện thu 365 triệu đồng. Văn bản trả lời cho rằng đây là tiền mua các trang thiết bị, vật tư, thuốc (?)… Trong khi theo quy định của ngành y tế thì việc mua trang thiết bị, vật tư là nghĩa vụ của bệnh viện để khám chữa bệnh cho người dân.

Thứ ba: đã xác định là một ca khó nhưng bệnh viện lại chỉ định bác sĩ Tuấn sinh năm 1983, một bác sĩ còn quá trẻ, non kinh nghiệm và yếu chuyên môn để mổ. Ca bệnh khó nhưng bệnh viện không tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa với các bác sĩ đầu ngành về chuyên môn. Chỉ khi bệnh nhân Sơn bị tai biến rồi thì mới mời bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai đến hội chẩn.

Bệnh viện cho rằng ê kíp mổ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và chuyên môn, nhưng lại không nói rõ quy trình nào, căn cứ quy định nào?

Thứ tư: Bệnh viện cho rằng tai biến nằm trong tỉ lệ 4-5% trong y văn, nhưng đưa bác sĩ thiếu kinh nghiệm và chuyên môn mổ thì chẳng phải cố tình vi phạm nguyên tắc?

Điều 609 Bộ Luật dân Sự quy định rõ về việc “Bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm”:

Thiệt hi do sc kho b xâm phm bao gm:
a) Chi phí hợp lý cho vic cu cha, bi dưỡng, phc hi sc kho và chc năng bị mt, b gim sút ca người b thit hi;
b) Thu nhập thc tế b mt hoc b gim sút ca người b thit hi; nếu thu nhp thc tế ca người b thit hi không n định và không th xác định được thì áp dng mc thu nhp trung bình ca lao động cùng loi;
c) Chi phí hợp lý và phn thu nhp thc tế b mt ca người chăm sóc người b thit hi trong thi gian điều tr; nếu người b thit hi mt kh năng lao động và cn có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hi bao gm c chi phí hp lý cho vic chăm sóc người b thit h
2. Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

BÍCH THỦY- LINH ĐAN/KD&PL

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/vu-giam-doc-song-thuc-vat-sau-phau-thuat-benh-vien-da-bi-khoi-kien-p44041.html