Việt Nam rơi vào top quốc gia bị tấn công nhiều nhất khi lướt web

Có đến 52,07% người dùng tại Việt Nam có thể đã bị nhiễm các chương trình độc hại, lây nhiễm thông qua các phương thức thông dụng nhất như ổ USB Flash Drive, thẻ nhớ điện thoại, máy ảnh hay ổ cứng di động.

Kaspersky cảnh báo người dùng Việt Nam dễ lây nhiễm mã độc qua mạng nội bộ

Theo báo cáo bảo mật quý 3/2016 của hãng bảo mật Kaspersky, Việt Nam đang là thị trường dẫn đầu trong top các quốc gia có người dùng bị tấn công lây nhiễm qua mạng nội bộ. Số liệu cho thâýcó đến 52,07% người dùng tại Việt Nam có thể đã bị nhiễm các chương trình độc hại do lây nhiễm qua các phương thức thông dụng nhất hiện nay là các ổ USB Flash Drive, thẻ nhớ điện thoại, máy ảnh hay ổ cứng di động.

Qua thống kê trong quý 3/2016, Kaspersky Việt Nam cảnh báo hơn 5,044 triệu malware bị phát hiện tại Việt Nam khiến Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia bị tấn công nhiều nhất khi lướt web. Thậm chí đối với người dùng sử dụng máy tính Mac cũng đang đứng trước nguy cơ mất an toàn trước các cuộc tấn công mạng với hơn 24.000 mẫu mã độc được Kaspersky thu thập được trong năm 2015 và có đến 6 triệu cuộc tấn công hướng đến các máy tính Mac.

Trước những, chỉ tính riêng cơ sở dữ liệu của mình, hãng cho biết đã thu thập được hơn 24.000 mẫu mã độc nhắm đến hệ điều hành của Apple.

Trước các vấn đề nói trên, Kaspersky khuyến nghị người dùng nên thường xuyên kiểm tra máy tính của mình có bị nhiễm độc hay không. Và có thể sử dụng công cụ miễn phí như Kaspersky Security Scan để kiểm tra. Tuy nhiên người dùng cũng cần có giải pháp bảo mật mang tính dài hạn trên tất cả các thiết bị đang sử dụng. Bên cạnh đó, kiểm tra lại để đảm bảo mật khẩu đang sử dụng là đủ mạnh và thường xuyên thay đổi mật khẩu. Đồng thời tránh truy cập vào các đường dẫn lạ từ những người hoặc các tổ chức bạn không biết và cẩn trọng mọi lúc khi truy cập các trang web, nếu có nghi ngờ gì thì tuyệt đối không nên bấm vào trang.

Hồ Xuân Mai -

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/viet-nam-roi-vao-top-quoc-gia-bi-tan-cong-nhieu-nhat-khi-luot-web-91504.html