Vì sao Trung Quốc chi đậm để phát triển mạng 5G?

Theo kế hoạch dự kiến, trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2030, Trung Quốc sẽ chi 441 tỷ USD để phát triển 5G, đây được coi là khoản đầu tư tốn kém nhất để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông của nước này. Vậy lý do là gì?

Các khoản đầu tư 5G của Trung Quốc sẽ kéo dài từ năm 2020 đến năm 2030, nhằm đem lại lợi ích cho các nhà cung cấp smartphone và nhà mạng tại quốc gia này. Tuy nhiên, vì sao họ dám chi 441 tỷ USD cho 5G.

Trung Quốc đại lục dự kiến tổng đầu tư vào mạng di động 5G đạt 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 411 tỷ USD) trong giai đoạn 2020 đến 2030, có thể đánh dấu việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông tốn kém nhất nước này.

Nghiên cứu 5G của Học viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Trung Quốc, cơ quan nghiên cứu của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT), dự báo chi phí 5G của ba nhà khai thác mạng đạt mức cao nhất 313,3 tỷ nhân dân tệ vào năm 2023.

Các đơn vị nghiên cứu cũng dự đoán rằng, vào năm 2025 thị trường 5G sẽ chiếm 1,1 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 3,2% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm đó.

Nhà phân tích Edison Lee của Jefferies cho biết: “Chúng tôi tin rằng bài báo này đại diện chính thức của Chính phủ khi nói về 5G, và phân tích của bài báo giải thích phần lớn lý do tại sao Trung Quốc sẽ hỗ trợ mạnh mẽ vào việc triển khai 5G”.

Trước đó Jefferies đã dự tính đầu tư vốn đáng kể 5G cho China Mobile, China Unicom và China Telecom, bắt đầu từ năm 2019 và ước đạt tổng số 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2025.

Trung Quốc - thị trường smartphone lớn nhất thế giới, cũng có thị trường 4G lớn nhất, với tổng số 843,7 triệu thuê bao 4G nếu tính đến ngày 30/4/2017.

Dựa trên những ước tính của các nhà nghiên cứu MIIT, việc triển khai tích cực cơ sở hạ tầng 5G cho thấy sự hình thành thị trường 5G lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.

Theo nhà phân tích Edison Lee của Jefferies, tổng số thuê bao 5G trên đất liền được dự báo đạt 588,3 triệu vào năm 2022, tăng lên từ 31,9 triệu thuê bao năm 2019.

Theo nhóm nghiên cứu của MIIT, ba nhóm có thể sẽ được hưởng lợi nhiều từ cơ hội 5G là các nhà cung cấp thiết bị mạng và smartphone; các công ty Internet và các nhà phát triển ứng dụng; và các nhà khai thác viễn thông.

Ước tính doanh thu liên quan đến 5G của các nhà sản xuất thiết bị cầm tay và thiết bị viễn thông gồm các công ty lớn Huawei Technologies và ZTE Corp, sẽ đạt 17,5 nghìn tỷ nhân dân tệ trong giai đoạn 2020-2030.

Nhóm thứ hai bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ streaming video trực tuyến và thương mại điện tử; các nhà phát triển ứng dụng từ xa và game di động; và các công ty phần mềm chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như tự lái xe. Họ dự kiến sẽ tạo ra 10,7 nghìn tỷ NDT trong tổng doanh thu 5G vào năm 2030.

Trong khi đó, trong nhóm thứ ba, các nhà mạng China Mobile, Unicom và China Telecom dự đoán sẽ tạo ra 7,9 nghìn tỷ nhân dân tệ trong tổng doanh thu liên quan đến 5G từ năm 2020 đến năm 2030.

Được coi như là sự tiến bộ nhất trong truyền thông di động, 5G dự kiến sẽ hỗ trợ 1 triệu thiết bị kết nối trong phạm vi 1km2; Cung cấp độ trễ 1 mili giây (khoảng thời gian một gói dữ liệu lấy từ điểm này sang điểm khác); Tạo ra năng lượng và hiệu quả quang phổ cao hơn; Và cung cấp lên đến 20 Gbit / giây tốc độ tải dữ liệu đỉnh đối với mỗi trang web di động.

Lee cho biết: “Toàn bộ lý do tại sao 5G là một công nghệ phức tạp hơn nhiều so với 3G và 4G là nó cần phải giải quyết các môi trường người dùng khác nhau”.

5G sẽ hỗ trợ các ứng dụng như giải trí thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR), giáo dục từ xa, giao tiếp giữa máy với máy, thiết bị IoT, thông tin liên lạc cực kỳ tin cậy, độ trễ thấp đối với các ứng dụng như phẫu thuật thẩm mỹ và xe tự lái.

B.H (Theo Xinhua)

Nguồn XHTT: http://xahoithongtin.com.vn/vien-thong-cntt/201706/vi-sao-trung-quoc-chi-dam-de-phat-trien-mang-5g-572103/