Vì sao Thái Lan cấm Võ Văn Ái nhập cảnh?

Ngày 10/9/2010, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thái Lan là ông Thaini Thongpakdi đã có điện thư gửi cho Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài (FCCT), có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan. Điện thư nêu rõ: "Chính quyền Hoàng gia Thái Lan coi trọng các nguyên tắc tự do ngôn luận và đa dạng quan điểm, thế nhưng lâu nay cũng có lập trường là không cho phép các tổ chức và cá nhân sử dụng Thái Lan để thực hiện các hoạt động chống lại các quốc gia khác".

Đây chính là phản ứng của chính quyền Thái Lan trước việc Võ Văn Ái và Penelope Faulkner, kẻ cầm đầu cái gọi là “Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam”, khi Ái và Faulkner âm mưu tổ chức một buổi họp báo để xuyên tạc, vu khống Nhà nước Việt Nam. Ngay từ đầu tháng 6/2010, Võ Văn Ái và Penelope Faulkner đã ráo riết tiến hành các hoạt động móc nối với tổ chức Liên đoàn Quốc tế về nhân quyền, và FCCT - có trụ sở đặt tại Bangkok, Thái Lan, để tiến hành một buổi họp báo về "tình hình nhân quyền ở Việt Nam", dự kiến sẽ diễn ra tại trụ sở FCCT vào ngày thứ Hai, 13/9/2010. Trong buổi họp báo ấy, Võ Văn Ái sẽ cho công bố cái gọi là "Từ viễn mơ đến thực tế: Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của Asean", nội dung xuyên tạc, vu khống Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền. Bộ mặt thật của Võ Văn Ái Sinh năm 1935 tại Thừa Thiên - Huế, Võ Văn Ái (còn có những tên khác như Nguyễn Thái, Thi Vũ, Trần Phổ Minh,... mà ông ta sử dụng để viết báo, làm thơ). Sau khi học xong chương trình trung học, ông ta được Hội Chữ thập đỏ Pháp cấp học bổng sang Đức du học từ năm 1955 đến 1958. Trở về Pháp để đi theo ngành Y, năm 1963, Võ Văn Ái tốt nghiệp bác sĩ, và hiện cư trú tại số 25 Saffeux 92230 Genevilles, Paris, đồng thời tự cho mình là "cư sĩ". Theo nhận xét của cộng đồng người Việt ở Pháp, thì Võ Văn Ái là "một trong những trí thức, có trình độ trong đám phản động, lưu vong ở nước ngoài, chuyên câu kết với một số đối tượng cơ hội chính trị trong nước và các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo để kích động gây rối xã hội Việt Nam. Võ Văn Ái được coi như một trong những "linh hồn" ở hải ngoại trong các chiến dịch "chuyển lửa về quê nhà". Ở đây, khó mà kể hết những hoạt động của Võ Văn Ái chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam - đặc biệt là với bà con phật tử, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chỉ xin kể một vài thí dụ điển hình: Tham gia "Chi hội Phật giáo Việt Nam thống nhất hải ngoại", nhưng bất mãn trong việc tranh giành quyền bính, Võ Văn Ái đứng ra thành lập "Trung tâm Văn hóa Việt Nam" tại Pháp, rồi cho xuất bản tập san "Quê mẹ" mà nội dung không ngoài việc tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo. Để đánh bóng tên tuổi mình với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, năm 1977, Ái gửi thư cho Chính phủ Việt Nam, đòi thả những văn nghệ sĩ chế độ cũ bị ta đưa đi học tập cải tạo vì họ đồng thời là sĩ quan quân đội Việt Nam cộng hòa, hoặc thành lập những tổ chức chống phá chính quyền cách mạng. Bên cạnh đó, Võ Văn Ái còn câu kết với một số phần tử phản động người Lào, Campuchia lưu vong tại Pháp, để đẻ ra "Ủy ban Bảo vệ nhân quyền Việt Nam - Lào - Campuchia". Năm 1978, khi Bernard Kouchner, Chủ tịch tổ chức "Thầy thuốc không biên giới Pháp" dùng con tàu mang tên "Đảo ánh sáng" đi vớt người vượt biển, thì Võ Văn Ái đã tích cực tham gia cổ vũ cho tổ chức này. Ông ta dùng địa chỉ nhà mình làm nơi quyên tiền ủng hộ, và đã thu được hơn 200 triệu frăng (tiền Pháp). Tuy nhiên, số tiền thực tế đến tay "người vượt biển" lại không bao nhiêu, mà chủ yếu Võ Văn Ái sử dụng số tiền đó vào mục đích, dưới danh nghĩa đi nơi này, nơi kia, tuyên truyền vận động. Nắm được thông tin cụ thể, báo chí Pháp liên tiếp đăng nhiều bài tố cáo khiến kế hoạch "quyên góp" của Võ Văn Ái phải ngưng lại nửa chừng. Im hơi lặng tiếng một thời gian để "cứt trâu hóa bùn" - nhưng Võ Văn Ái vẫn kiếm ăn bằng cách: năm 1979 xuất bản lậu cuốn Việt - Pháp từ điển của Đào Đăng Vỹ, và Từ điển Việt - Pháp của Đào Duy Anh. Đến năm 1983, Võ Văn Ái cho ra đời "Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam", do chính Ái làm chủ tịch và điều hành, cùng với một nữ cộng sự đắc lực người Anh là Penelope Faulkner - có cái tên Việt Nam khá quen thuộc với cộng đồng người Việt hải ngoại là Ỷ Lan (và cũng là vợ bé của Võ Văn Ái). Cặp "đào kép" này tung hứng với nhau rất nhịp nhàng trong việc "tranh đấu cho quyền làm người", cứ y như rằng ở Việt Nam, không ai có cái quyền ấy vậy. Được một thế lực nước ngoài giúp đỡ tài chính, thì ông ta lại càng tích cực gia tăng các hoạt động chống phá Tổ quốc. Chỉ tính sơ khởi từ năm 1977 đến 2003, thế lực ấy đã cung cấp cho Võ Văn Ái trên 230 nghìn USD. Hí hửng vì cờ đã đến tay, năm 1985, Võ Văn Ái nhân danh tổ chức "Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam", sang Mỹ kiện "Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền" (?!), đồng thời mở các chiến dịch vận động các nhóm phản động người Việt ở nước ngoài, lên án, bịa đặt về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Tháng 10/1990, Võ Văn Ái mở chiến dịch "Chuyển lửa về quê nhà" bằng nhiều hình thức khác nhau như tán phát tài liệu "Đề nghị dân chủ cho Việt Nam", cử người sang Liên Xô (cũ) và Đông Âu để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền. Năm 1993, Võ Văn Ái lợi dụng "Hội nghị nhân quyền thế giới" tại Áo để phát động phong trào đòi dân chủ, nhân quyền, phục hồi cái gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" (GHPGVNTN) của ông Quảng Độ - một tổ chức không được luật pháp Việt Nam thừa nhận, đồng thời ra sức kêu gào quốc tế ủng hộ cho một nền chính trị đa nguyên. Có được cái loa Võ Văn Ái ở nước ngoài, ông Quảng Độ rất mừng. Tháng 3/1999, ông Quảng Độ ký quyết định số 01/VHĐ, cử Võ Văn Ái làm phát ngôn viên Phòng thông tin Phật giáo quốc tế thuộc Viện Hóa đạo GHPGVNTN, hậu thuẫn cho các hoạt động phục hồi GHPGVNTN, Võ Văn Ái tích cực tiến hành vận động xin chữ ký của những chính khách ở một số quốc gia hiểu biết ít về tình hình Việt Nam, các cá nhân, tổ chức phản động người Việt ở hải ngoại mà mục đích không ngoài việc lật đổ Nhà nước Việt Nam, lật đổ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì lập ra "Phòng Thông tin Phật giáo quốc tế" nên Võ Văn Ái cần có sự hậu thuẫn, ủng hộ của một số tu sĩ Phật giáo sống tại Việt Nam. Giữa năm 2003, Võ Văn Ái sai tay chân của mình về nước, gặp ông Quảng Độ, rồi đề nghị ông ta nhận lời làm người lãnh đạo GHPGVNTN. Không thoát khỏi cái “bả” vinh hoa chức tước, quyền lực, tháng 10/2003, ông Quảng Độ trao quyền quyết định tuyệt đối cho Võ Văn Ái để Ái đứng ra tổ chức một đại hội bất thường của "GHPGVNTN hải ngoại" tại Mỹ. Mục đích đại hội này nhằm đưa ông Quảng Độ lên ghế Tăng thống. Đổi lại, ông Quảng Độ cho Võ Văn Ái toàn quyền sắp xếp nhân sự của Viện Tăng thống và Viện Hóa đạo tại hải ngoại, đồng thời còn có quyền ban hành "giáo chỉ", "tuyên cáo", "thông điệp" từ trong nước đến các GHPGVNTN ở nước ngoài.

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/hosointepol/2010/9/73429.cand