Vì sao phải làm đường cao tốc trước đường sắt cao tốc Bắc-Nam?

Đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn trung hạn 2016-2020 được Bộ Giao thông Vận tải cho là cấp bách và không thể trì hoãn.

Kinh phí đầu tư cho tuyến đường sắt cao tốc cao gấp khoảng 4 lần tuyến đường bộ cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh. (Ảnh: TTXVN)

Mặt khác, đường sắt tốc độ cao Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh chỉ phát huy được hiệu quả khi được xây dựng hoàn chỉnh, hoặc có thể khai thác từng đoạn khi xây dựng các đoạn đủ dài, tuy nhiên hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế không cao bằng đường bộ cao tốc; trình độ công nghệ của đất nước hiện nay chưa đủ khả năng để làm chủ kỹ thuật chế tạo các thiết bị, cũng như kết cấu phần trên của đường sắt phục vụ cho việc xây dựng, sửa chữa thay thế trong quá trình xây dựng, khai thác đường sắt tốc độ cao; cần chuẩn bị chương trình đào tạo nguồn nhân lực để nhận chuyển giao, quản lý khai thác khi dự án kết thúc. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam chỉ có thể đưa vào khai thác sau năm 2030.

Căn cứ tình hình thực tế này, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra quan điểm, nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực cho thấy việc lựa chọn đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn trung hạn 2016-2020 là cấp bách và không thể trì hoãn./.

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/vi-sao-phai-lam-duong-cao-toc-truoc-duong-sat-cao-toc-bacnam/409117.vnp