Vì sao người xưa sợ hãi hiện tượng nhật thực?

Hiện tượng nhật thực được cho là đã xảy ra từ khoảng 5.000 năm trước. Nhiều nền văn minh cổ xưa rất sợ hãi hiện tượng này.

Theo Giám đốc của Đài thiên văn Griffith ở Los Angeles, nhà thiên văn học EC Krupp, nhiều nền văn hóa cổ xưa có những cách lý giải khác nhau về hiện tượng nhật thực. Đối với nhiều người dân thời cổ đại, nhật thực là một lý do khiến họ vô cùng sợ hãi.

Theo Giám đốc của Đài thiên văn Griffith ở Los Angeles, nhà thiên văn học EC Krupp, nhiều nền văn hóa cổ xưa có những cách lý giải khác nhau về hiện tượng nhật thực. Đối với nhiều người dân thời cổ đại, nhật thực là một lý do khiến họ vô cùng sợ hãi.

Nhà thiên văn học EC Krupp cho hay nhiều nền văn minh thời cổ đại rất coi trọng những thay đổi mùa vụ dựa trên sự chuyển động của Mặt trời.

Họ từng chứng kiến hiện tượng nhật thực và cho rằng ít nhất đó là một sự xáo trộn lớn của trật tự vũ trụ, thậm chí là điềm báo sự thay đổi trật tự thế giới.

Thậm chí, người xưa từng cho rằng hiện tượng nhật thực là một điềm xấu. Nhiều người còn cho rằng, Mặt trời và Mặt trăng là những đấng siêu nhiên, thậm chí là thần linh.

Nền văn minh Ai Cập cổ đại coi Mặt trời có vai trò quan trọng trong xã hội. Họ coi hiện tượng nhật thực là một điềm báo của thời kỳ hủy diệt và rất sợ hãi điều này.

Người Hy Lạp cổ đại cũng tin rằng, nhật thực toàn phần là một điềm xấu, là dấu hiệu cho thấy các vị thần nổi giận và thời kỳ thiên tai, hủy diệt sắp bắt đầu.

Trong những truyền thuyết của người Maya, những con quái vật "nuốt chửng" mặt trời khi xảy ra hiện tượng nhật thực khiến bầu trời tối om được lý giải là do những con quái vật. Chúng được miêu tả là những con rắn khổng lồ hay các loài côn trùng.

Đối với người Viking, Ragnarok (thời điểm tận thế) xuất phát từ việc hai con sói là Skoll và Hati muốn ăn Mặt Trăng và Mặt Trời.

Skoll đuổi theo Mặt Trời trong khi Hati săn đuổi Mặt Trăng. Khi một trong hai thiên thể nằm trong tay chúng, hiện tượng nhật thực sẽ diễn ra.

Trên Trái Đất, con người phải giải cứu Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bằng cách tạo ra tiếng ồn để xua đuổi những con sói.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-nguoi-xua-so-hai-hien-tuong-nhat-thuc-918546.html