Vì sao Mỹ chi đậm cho phòng thủ tên lửa?

(Tin tức 24h) - Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch đề nghị Quốc hội nước này cấp thêm 4,5 tỷ USD trong năm năm tới cho chương trình phòng thủ lên lửa.

Mỹ đổ 3,9tỷ USD tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa Khám phá hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa Trung Quốc

Tờ Vietnam+ dẫn thông tin ngày 7/2/2014, ông Riki Ellison, người sáng lập Liên minh phi lợi nhuận ủng hộ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia, và các nguồn

tin từ Quốc hội cho biết 4,5 tỷ USD bổ sung cho chương trình phòng thủ tên lửa sẽ được đưa vào kế hoạch ngân sách tài khóa 2015.

Dự kiến, chính quyền của Tổng thống Barack Obama sẽ đệ trình kế hoạch ngân sách này lên Quốc hội vào đầu tháng Ba tới.

Trong 4,5 tỷ USD này, có gần một tỷ USD chi cho việc xây dựng một hệ thống radar phòng thủ mới tại bang Alaska và 560 triệu USD chi cho dự án phát triển một thiết bị đánh chặn mới sau một loạt vụ thử nghiệm không thành công.

Dự án phòng thủ tên lửa là một trong những chương trình chi lớn nhất trong ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ, mặc dù trong nhiều năm qua, phe Cộng hòa tại Quốc hội liên tục yêu cầu Nhà Trắng cắt giảm chi tiêu. Kế hoạch bổ sung ngân sách trên dự kiến sẽ nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Quốc hội.

Mô phỏng một chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ

Hiện nay Mỹ đã triển khai tổng cộng 30 thiết bị đánh chặn và chính quyền Obama muốn triển khai thêm 14 thiết bị nữa nhằm tăng cường khả năng bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ của các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa.

Ngoài ra, Mỹ đang gấp rút phát triển một thiết bị đánh chặn mang tên "vũ khí hủy diệt" do hãng Raytheon Co chế tạo, được sử dụng để tấn công các tên lửa đối phương và phá hủy chúng.

Ngoài ra, Raytheon, Boeing và Lockheed Martin cũng đã phát đầu phát triển một "vũ khí hủy diệt thông thường" nhỏ hơn và đơn giản hơn. Chương trình này sẽ được thực hiện dựa trên thành công của hệ thống tên lửa Aegis, vốn sử dụng tên lửa SM-3 do Raytheon chế tạo, và hệ thống đẩy được sử dụng trên vũ khí hủy diệt hiện thời.

Vì sao Mỹ chi đậm cho phòng thủ tên lửa?

Có thể nói, Mỹ là quốc gia đặc biệt coi trọng việc đầu tư phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Với sức mạnh tấn công của mình, Mỹ hoàn toàn có thể chủ động trên mọi chiến trường, nhưng người Mỹ quan niệm, để có thể chạm tay đến lục địa của họ thì tên lửa liên lục địa, tên lửa hành trình là những vũ khí đáng gờm nhất, mang lại sức hủy diệt cao nhất.

Trong thời điểm hiện tại, Mỹ đang trong tầm ngắm của tên lửa Triều Tiên, dù chưa biết sức mạnh tên lửa của quốc gia này có thể vươn tới đâu, thực hư thế nào thì tương lai, đây cũng là một mối nguy hại lớn với nước Mỹ.

Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa tại căn cứ đảo Guam

Gần đây, ngày Các nhà nghiên cứu của Viện Mỹ-Hàn thuộc đại học Johns Hopkins ngày 29/1 đãviện dẫn các phân tích hình ảnh vệ tinh trong hai tháng qua cho hay Bình Nhưỡng đã thử một động cơ cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN-08. Đây là bằng chứng cho thấy nước này chuẩn bị cho một kế hoạch đẩy mạnh chương trình thử tên lửa trong tương lai, viện khẳng định.

Theo đó, những tên lửa được thử có thể bao gồm những tên lửa đạn đạo nhắm vào các nước bắc Á và Mỹ. Trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu cũng nhiều lần cảnh báo Bình Nhưỡng đang mở rộng chương trình hạt nhân và tên lửa trong bối cảnh tình hình chính trị ở nước này vẫn là một dấu hỏi sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un xử tử người dượng ruột.

Năm 2011, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates đã cảnh báo Bình Nhưỡng có thể chế tạo tên lửa tấn công Mỹ trong vòng năm năm.

Triều Tiên phóng thử tên lửa

Trong một diễn biến khác, tờ Vietnam+ dẫn nguồn tin tờ Kyodo đưa tin ngày 7/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo ông sẽ công du các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc vào tuần tới, để hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị với nội dung chủ yếu xoay quanh chương trình hạt nhân Triều Tiên.

Việc sử dụng phương pháp ngoại giao trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên vẫn đang rơi vào bế tắc từ nhiều năm nay.

Ngoài Triều Tiên, một đối thủ khiến Mỹ thực sự lo sợ trong tương lai chính là Trung Quốc. Dù hai quốc gia vẫn đang ở mối quan hệ bình thường nhưng một điều chắc chắn, trong tương lai, hai quốc gia này sẽ buộc phải có những va chạm vì lợi ích của hai bên đang có sự chồng chéo.

Gần đây, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa DF-41 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới lục địa nước Mỹ.

Có thể thấy, nước Mỹ đã có thanh kiếm với sức tấn công dũng mãnh, tuy nhiên, họ chưa hề có tấm khiên đủ lớn để che phủ toàn bộ lãnh thổ.

Đỗ Minh Tú

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/vi-sao-my-chi-dam-cho-phong-thu-ten-lua-3000683/