Vì sao hải quân Mỹ không bắn hạ chiến cơ Nga bay sát tàu khu trục?

Các máy bay chiến đấu của Nga đã bay qua rất gần tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook trên biển Baltic, song hải quân Mỹ đã không bắn máy bay Nga.

Theo một cựu sĩ quan hải quân, Đại úy Rick Hoffman, nói rằng hành động này mang tính khiêu khích nhưng không đến mức tạo ra mối đe dọa.

Đại úy Hoffman đã nghiên cứu kỹ các bức ảnh và video trong các cuộc chạm trán giữa máy bay Nga với tàu khu trục Mỹ. Những chiếc SU-24 bay chỉ cách tàu 300m, có lúc cách tàu chừng 10m. Ngoài ra một trực thăng Nga cũng bay thấp và có vẻ chụp ảnh tàu Mỹ.

"Chúng ta đang không có chiến tranh với nước Nga. Việc đang hoạt động và có sự đe dọa tấn công từ ai đó không nhận ra tôi là một chuyện - đó không phải những gì xảy ra lần này" - ông Hoffman nói.

Ông nhắc lại là bằng mắt thường có thể nhận ra các máy bay SU-24 không mang vũ khí và không phát hiện ra thiết bị phát sóng điện tử nào cho thấy có tên lửa lắp đặt trên máy bay thì không cần phải làm gì cả.

"Chúng ta không cần phải giết người chỉ vì họ quấy rầy" - ông Hoffman nói. Ông từng là chỉ huy tàu khu trục DeWert và tàu hành trình Hue City. Các tàu hành trình là đơn vị phòng không hàng đầu của hạm đội và có nhiệm vụ bảo vệ hạm đổi khỏi các mối đe dọa sắp đến.

Các quan chức Mỹ gọi hành động của máy bay Nga là một cuộc tấn công mô phỏng.

Có khả năng một cuộc tấn công mô phỏng vi phạm hiệp ước 1973 giữa Nga và Mỹ về giải quyết hành xử kiểu này.

Nhưng theo ông Hoffman thì chỉ trong phim mới có chuyện chiến tranh nổ ra bất ngờ giữa hai máy bay hoàn toàn không liên quan tới những gì đang diễn ra trên bờ.

Nhưng chắc chắn các quy định có thể khác trong tình huống khác. Biển Baltic không phải là khu vực tranh chấp về trách nhiệm.

"Chúng ta có thể sẽ không chấp nhận điều đó từ một máy bay Iran trong vùng vịnh Persia" - ông nói.

Hoffman cũng cho biết, nếu đó là máy bay dân sự, tàu Mỹ sẽ phải cảnh giác trường hợp phi công định tự sát.

Còn khả năng phi công Nga định bắn tàu Mỹ và cố bay về lọt qua không phận của nhiều nước NATO là rất thấp.

Cựu sĩ quan hải quân Mỹ cho rằng sự việc này có thể chỉ là một công cụ thể hiện hình ảnh cho nước Nga và Tổng thống Putin, họ muốn phô trương lực lượng chống lại người Mỹ hoạt động ở sân sau của mình.

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/the-gioi/vi-sao-hai-quan-my-khong-ban-ha-chien-dau-co-nga-bay-sat-tau-khu-truc-540493.bld