Vì đâu đàn ông 'bất lực' trong 'chuyện yêu'?

“Cậu nhỏ” không thể cương cứng được hoặc không thể giữ tình trạng cương cứng này được lâu đủ cho việc quan hệ chăn gối, đó là biểu hiện của chứng bất lực ở đàn ông.

Các chuyên gia chia chứng bất lực thành hai loại: “bất lực ban đầu” và “bất lực về sau”. Những người bị chứng “bất lực ban đầu” không thể đạt giữ được hoặc giữ được tình trạng cương cứng của “cậu nhỏ” trong lần đầu tiên và những lần sau

Người đàn ông mắc chứng “bất lực về sau” có thể là đã từng có quan hệ tình dục bình thường trong nhiều năm và bất ngờ trở lên bất lực. Nguyên nhân này rất nhiều và đa dạng: từ sợ hãi bị thất bại trong “chuyện ấy”, vì tuổi cao, đến hậu quả của rượu, bệnh tật hoặc chỉ vì đam mê một người đàn bà nào khác.

Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bị suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.

Thực tế lâm sàng cho thấy, không ít người ở vào độ tuổi 20 – 40 lâm vào tình trạng bất lực nhưng cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có các biểu hiện của hội chứng thận hư (thận theo quan niệm của đông y) như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, răng long tóc rụng…

Phần lớn nguyên nhân gây nên bất lực ở họ là do yếu tố tâm lý tình cảm (tình chí uất kết) tác động trước hết đến các tạng như Can, Tâm và Tỳ, tạo nên những thể bệnh như Can khí uất kết, Tâm tỳ lưỡng hư…

Cũng có những nguyên nhân từ thể chất, nhưng trong đa số các trường hợp, sự bất lực có liên quan đến vấn đề cảm xúc, xuất phát từ những nguyên nhân tâm lý.

Có phải cứ bất lực là do thận hư?

Nhiều người nghĩ rằng cứ bất lực là bị “thận hư” và tự động đi tìm những vị thuốc đông y có tác dụng bổ thận tráng dương để trị liệu. Nhưng theo y học cổ truyền, bất lực thuộc vào phạm vi chứng “dương nuy” mà nguyên nhân gây nên rất phức tạp như : tình chí uất kết (yếu tố tâm lý, tình cảm), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), lục dâm xâm nhập (các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như hàn, thấp…).

Hay do phòng sự quá độ (sinh hoạt tình dục bừa bãi), niên cao thể nhược (tuổi cao sức yếu), cửu bệnh sở lụy (bị bệnh lâu ngày), bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền, tật bệnh từ nhỏ)… Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể.

Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bị suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch. Các thứ thuốc bổ thận tráng dương theo quan niệm của đông y rất hấp dẫn các đấng mày râu, đặc biệt là khi họ lâm vào tình trạng bất lực. Tuy nhiên không ít những trường hợp do những hiểu biết không đúng về nguyên nhân gây bệnh dẫn đến việc dùng thuốc không đúng.

Ngừng "yêu" để bớt bất lực?

Những trường hợp bị bất lực ở mức độ nặng, nghĩa là không thể “hành sự” được thì nên tiết dục để bảo tồn tinh khí và giữ gìn sức khỏe.

Còn với mức độ nhẹ và vừa thì vẫn nên duy trì sinh hoạt tình dục với tần số thích hợp dù cho tỉ lệ thành công không cao. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì không chỉ có tác dụng giải tỏa về mặt tâm lý mà còn tạo ra những kích thích có tính hưng phấn rất cần cho sự phục hồi của bệnh trạng.

Theo y học cổ truyền, việc ái ân có thể khơi thông ngũ tình, làm cho can khí thông suốt, tâm huyết điều đạt, tuyệt dục lâu ngày thì can khí không điều hòa, khí huyết ứ trệ, từ đó mà không đạt được mục đích dưỡng sinh.

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/tham-thi/vi-dau-dan-ong-bat-luc-trong-chuyen-yeu-564468.bld