Vào mùa đường thốt nốt - biểu tượng của vùng Bảy Núi

Khoảng đầu tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, về vùng Bảy Núi (An Giang) là đúng vào mùa nấu đường thốt nốt của bà con Khmer.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh An Giang có khoảng 30.000 cây thốt nốt, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 6.000 tấn đường.

Người dân thường thu hoạch nước thốt nốt vào sáng sớm.

Công đoạn vớt bỏ bọt trong khâu làm đường thốt nốt của đồng bào dân tộc Khmer, An Giang.

Cây thốt nốt gắn bó lâu đời với bà con Khmer, trở thành biểu tượng của vùng Bảy Núi. Từ lâu, bà con đã biết tận dụng thốt nốt để tạo ra những món ăn phục vụ, cải thiện đời sống, giờ những món ăn thường ngày ấy là “đặc sản” đặc trưng vùng.

Nước được đổ vào nồi để chưng cất.

Chất dùng nấu đường thốt nốt là loại “nước tinh chất” được chiết xuất từ bông thốt nốt. Muốn lấy được tinh nước thốt nốt để làm đường, phải có thợ trèo lên ngọn cây sừng sững, cao vút, dùng dao cắt khoanh tròn ở cuống bông thốt nốt, rồi treo bình hứng dòng nước rỉ ra từ khoan cắt, khi bình đầy lại lên ngọn cây lấy xuống, mang về đem vào nồi nấu. Điều đặc thù, nước lấy về phải nấu liền, không được để lâu (quá 12 giờ nước sẽ chua).

Để nấu thành đường thốt nốt người dân phải đun lửa liên tục từ 6-7 giờ.

Đường thốt nốt đã thành phẩm được bán cho khách du lịch.

Ngoài nấu đường, người dân còn bán trái thốt nốt để ăn.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/nha-nong/duong-thot-not-bieu-tuong-cua-vung-bay-nui-vao-mua-722730.html