Ủy ban kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao

Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng cùng nhiều lãnh đạo Vinachem đã được xướng tên trong thông báo của Ủy ban kiểm tra Trung ương.

Từ trái qua phải: Ông Huỳnh Đức Thơ, Nguyễn Xuân Anh, Phạm Thế Dũng.

Vi phạm của Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng là nghiêm trọng, đến mức phải kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa thông báo kết quả kiểm tra trong kỳ họp 17 từ ngày 13 đến 16/9 tại Hà Nội. Trong đó bao gồm kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và một số cá nhân là lãnh đạo chủ chốt của thành phố này.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng (nhiệm kỳ 2015 - 2020) được kết luận chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phê bình, vi phạm Quy định số 42 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và quy chế làm việc của Thành ủy, đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Thường vụ Thành ủy. (Xem tiếp)

Đề nghị kỷ luật nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng

Cụ thể, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; vi phạm Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, của Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo một số hoạt động của UBND tỉnh.

Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai cũng vi phạm quy định về công tác tổ chức cán bộ, đề nghị quy hoạch, bổ nhiệm một số nhân sự không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không đúng quy định, đồng thời buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm để UBND tỉnh có nhiều vi phạm, khuyết điểm như: Giao đất, cho thuê đất khi chưa có quy hoạch, không tổ chức đấu giá, vi phạm Luật Đất đai... (Xem tiếp)

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cảnh cáo, kỷ luật đối với dàn lãnh đạo Vinachem

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa có thông báo chính thức về kết quả phiên họp thứ 17 của cơ quan này, (từ ngày 13 đến 16/9/2017, tại Hà Nội). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, chủ trì kỳ họp.

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo về việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy và một số thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). (Xem tiếp)

Đạm Ninh Bình là một trong những dự án tai tiếng khiến dàn lãnh đạo Vinachem lao đao

Đạm Ninh Bình là một trong những dự án tai tiếng khiến dàn lãnh đạo Vinachem lao đao

Xuất khẩu sang Trung Quốc: 6 nhóm hàng mang về hơn 10,5 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2017 tăng cao so với cùng kỳ năm 2016, đạt trên 18,73 tỷ USD, tăng 45% (tương đương 6 triệu USD), chiếm 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Trong đó, chỉ tính riêng 6 nhóm hàng xuất khẩu đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong 8 tháng 2017 sang thị trường Trung Quốc đã mang về lượng ngoại tệ hơn 10,5 tỷ USD.

Cụ thể, dẫn đầu là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 21,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này, đạt 4,04 tỷ USD, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2016. (Xem tiếp)

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vỡ kế hoạch chạy thử

Cụ thể, dự án cần có khoản vay 250,62 triệu USD theo hiệp định lần 2 giữa Việt Nam và đối tác Trung Quốc để hoàn thiện dự án, trong đó, chi phí lớn nhất là mua các đoàn tàu. Theo lãnh đạo Bộ GTVT, dự án có toàn bộ 13 đoàn tàu, ngoài một đoàn tàu đã đưa về Việt Nam, đối tác Trung Quốc đã đóng xong 6-7 đoàn tàu nhưng vì chưa có vốn chi trả nên chưa thể chuyển tàu về.

Ông Đông cho biết, dù chủ trương cho vay đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thông qua nhưng hiện còn vướng mắc pháp lý. Cụ thể, phía Trung Quốc đề nghị tiếp tục khoản vay lần 2 này với các điều khoản đã ký trong hiệp định trước đây. Tuy nhiên, từ hiệp định lần đầu đến nay, pháp luật Việt Nam về các khoản vay quốc tế đã có thay đổi nên Bộ Tư pháp Việt Nam đề nghị cần có sự thay đổi. (Xem tiếp)

Vì sao BOT biến chất ?

Trước năm 2011 chỉ 18 dự án BOT được triển khai, nhưng giai đoạn 2011 - 2015 có tới 62 dự án BOT giao thông được thực hiện.

Sự bùng nổ dự án BOT đến từ sự thuận lợi về chính sách và nguồn vốn, nhưng quan trọng hơn xuất phát từ việc rút ngắn thủ tục siêu tốc của lãnh đạo Bộ GTVT đã khiến BOT từ “công thần” thành “tội đồ” trong mắt người dân.

Khung pháp lý cho BOT được định hình từ Nghị định 108 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ra đời năm 2009. Tuy nhiên, dấu mốc “đột phá” bùng nổ về số lượng các dự án BOT đến từ hai đại dự án được Bộ GTVT xây dựng trình Chính phủ là đề án mở rộng QL1 giai đoạn 2012 - 2020 và đầu tư đường Hồ Chí Minh (QL14) qua Tây nguyên theo hình thức hợp đồng BOT kết hợp sử dụng vốn trái phiếu. (Xem tiếp)

BizDAILY : Tăng thuế VAT, đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất?

BizDAILY : Chuyên gia: Mức bảo hiểm mới từ 2018 là vấn đề đáng lo hơn

BizDAILY : “Nói BRT quá tải trong giờ cao điểm là quá ảo”

TUẤN VIỆT

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/uy-ban-kiem-tra-trung-uong-de-nghi-ky-luat-nhieu-can-bo-cap-cao-3194900.html