Uống rượu tăng nguy cơ ung thư?

Các nhà khoa học tin rằng sự gia tăng nguy cơ ung thư xảy ra khi cơ thể chuyển hóa rượu thành acetaldehyde - một chất gây ung thư mạnh.

Bia, rượu ngưỡng nào để phòng bệnh ung thư?

Mới đây một nghiên cứu chỉ ra rằng, rượu bia là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Báo cáo thực trạng toàn cầu về chất có cồn và sức khỏe năm 2014 chỉ ra có 3,3 triệu người tử vong liên quan tới rượu bia. Trong đó, nguyên nhân tử vong do ung thư đứng hàng thứ 4, chiếm 12,5% sau bệnh tim mạch, tiểu đường, tai nạn thương tích và bệnh tiêu hóa.

Rượu bia và ethanol được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC) xếp vào nhóm chất gây ung thư gồm: ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.

Tổng hợp các nghiên cứu gần đây về đồ uống có cồn và nguy cơ ung thư của Ủy ban về các chất gây ung thư Anh (CoC) cũng đã củng cố cho kết luận về mối liên quan quan trọng giữa rượu bia và ung thư. Theo đó, việc uống rượu bia, ngay cả một lượng nhỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư so với những người không uống. Theo đó, không có ngưỡng uống rượu bia nào là an toàn để phòng bệnh ung thư.

Hiện nay Việt Nam đang trở thành một quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc.Một lãnh đạo ngành y tế quan ngại, nếu không có biện pháp mạnh tay, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sử dụng rượu, bia.

 Các quán nhậu dù ngày thường hay ngày lễ đều đông khách (Ảnh internet)

Các quán nhậu dù ngày thường hay ngày lễ đều đông khách (Ảnh internet)

Tại sao đồ uống có cồn gây ung thư?

Hầu như tất cả mọi người sau khi uống rượu, nhất là vào ngày hôm sau đều có cảm giác đau đầu, cơ thể uể oải, mắt lờ đờ, tay chân rã rượi, bụng dạ cồn cào, khát nước, biếng ăn, da dẻ xám xịt… đây là hiện tượng ngộ độc rượu.

Theo phân tích của các chuyên gia, rượu sau khi đưa vào cơ thể sẽ được hấp thụ bởi các tế bào. Đối với các loại rượu thường có danh pháp hóa học là ethanol, tế bào sẽ phân hủy chúng để tạo ra năng lượng.

Quá trình này được bắt đầu khi enzym có tên alcohol dehydrogenase (ADH) sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde (CH3CHO), hợp chất này sẽ được enzym acetaldehyde dehydrogenase (ADHL) chuyển hóa lần nữa thành acetate - đây chính là thứ mà tế bào có thể sử dụng như một nguồn năng lượng. Acetaldehyde là hợp chất trung gian của quá trình chuyển hóa này.

Bản thân ethanol không hề để lại tác động xấu nào đến tế bào hoặc ADN ngoài việc khiến người uống say xỉn. Nhưng quá trình chuyển hóa nó thành một thứ mà các tế bào có thể dung nạp lại tạo ra một chất kịch độc: acetaldehyde. Và chính sự tích tụ lâu ngày của hợp chất này đã tạo ra những căn bệnh ung thư chết người.

Thực tế, cơ thể con người cũng có sẵn một cơ chế hạn chế việc tích trữ acetaldehyde lâu dài trong cơ thể nhờ sự xuất hiện của 3 loại enzym ALDH khác nhau: ALDH1A1, ALDH2 và ALDH1B1.

Sau khi acetaldehyde xuất hiện, nó sẽ bị 3 enzym trên chuyển hóa thành acetate. Mặc dù vậy, cơ chế này sẽ bị quá tải nếu xảy ra tình trạng cồn trong máu. Cơ chế này không hề giống nhau đối với từng người khi những đột biến di truyền nhỏ sẽ khiến nhiều người không có đủ 3 loại enzym này hoặc chúng không thể hoạt động hiệu quả như bình thường.

Chính vì thế mà acetaldehyde sẽ tích tụ nhiều lên và tấn công ADN của người. Những người sở hữu một hệ thống enzym đột biến sẽ dễ bị đỏ mặt và cảm thấy mệt mỏi khi uống rượu.

Từ đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên kết chặt chẽ giữa rượu và nguy cơ ung thư.

Hàm lượng chất acetaldehyde có trong rượu là nguyên nhân chính của hiện tượng đau đầu, dù uống nhiều hay ít. Đây là chất cực kỳ nguy hiểm, gây nhức đầu, ức chế thần kinh, suy thận cấp, hủy hoại tế bào gan, thậm chí gây mù mắt và dẫn đến tử vong. Chất hóa học này chính là nguyên nhân làm cho đổ mồ hôi, mặt mũi, người ngợm đỏ phừng phừng, nhịp tim tăng và có cảm giác muốn nôn ói. Nếu lượng acetaldehyde trong cơ thể đến ngưỡng, sẽ bị nôn mửa.

Giải độc – ngừa ung thư

Các chuyên gia cho rằng, dù uống ít hay nhiều thì rượu cũng gây độc cho cơ thể. Chính vì vậy, nếu không thể “cưỡng” lại rượu bia thì tốt nhất phải giải độc. Mọi người nên chọn lựa một phương pháp để bảo vệ sức khỏe của mình.

Hiện nay trên thị trường đã có phương pháp giải rượu đến từ Hàn Quốc, với thành phần chính là Hovenia Dulcis (cây Chỉ Cụ hay Khủng Khéng). Từ xưa tại Hàn Quốc, hạt cây này có tác dụng giải độc, chữa ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, cơ thể gầy yếu, hay bị khô cổ, khát nước.

Condition là sản phẩm chứa đầy đủ tính năng giải độc tự nhiên của Hovenia Dulcis, ngoài ra còn bổ sung thêm các tinh chất khác nhằm bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng loại thải chất độc, làm thanh nhiệt cơ thể...

Nước giải rượu Condition có công dụng chuyển hóa cồn thành nước, chống ngộ độc rượu, giảm các triệu chứng khó chịu sau uống rượu như buồn nôn, đau đầu, ợ nóng ..., giúp cho người say rượu nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường, ngăn chặn tác hại của rượu gây nên đối với cơ thể. Ngoài ra, Condition giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan và tăng cường khả năng chống độc của gan.

Đông Hường

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/uong-ruou-tang-nguy-co-ung-thu-post211116.info