Ukraine đòi lại Crimea: Mâu thuẫn với đồng minh

Ukraine cho rằng các quốc gia ủng hộ Crimea thuộc Nga đều là chiêu bài câu kéo của Đảng cầm quyền Nga.

Tờ "Sự thật châu Âu" mới đây đề cập đến tuyên bố của Đại sứ Ukraine Aleksandr Scherba cho biết, Kiev đã gửi công hàm chính thức tới Bộ Ngoại giao Áo liên quan đến 5 chính trị gia Áo tham gia vào Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Yalta.

Ông Scherba cũng lưu ý rằng, tất cả năm chính trị gia nói trên đều là đại diện của Đảng Tự do Áo (APS).

Bán đảo Crimea thường xuyên được khách quốc tế ghé thăm, đặc biệt là châu Âu.

"Trong tháng 1 vừa qua, APS đã tham gia vào một hợp đồng năm năm về hợp tác với đảng "Nước Nga thống nhất", có vẻ như họ đang bắt tay vào thực hiện hợp đồng này" - vị Đại sứ lên tiếng.

Theo ông, Đại sứ quán Ukraine đã liên hệ trước với những người có khả năng tham dự diễn đàn Yalta và thông báo về trách nhiệm đối với việc "vi phạm pháp luật Ukraine".

Diễn đàn kinh tế Yalta diễn ra trên bờ biển phía nam của bán đảo Crimea vào ngày 20-22/4 với sự tham dự của hơn 220 đại biểu đến từ 46 quốc gia.

Ukraine lâu nay vẫn không nguôi ý định đòi lại bằng được bán đảo Crimea vốn đã tự bỏ phiếu trưng cầu dân ý để sáp nhập vào nước Nga từ năm 2014. Bán đảo này ngày càng nhận được nhiều sự công nhận từ các Đảng phái chính trị ở các quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ bày tỏ quan điểm ủng hộ.

Vốn không chỉ là các nghị sĩ Áo, nhiều phái đoàn của Đức, Ý, Pháp.. cũng đã bất chấp các lệnh cấm của chính phủ để đến thăm bán đảo được sáp nhập vào Nga.

Hồi giữa tháng 3, một phái đoàn gồm khoảng 20 người, bao gồm một số nghị sĩ Hội đồng Châu Âu và chính trị gia của các nước thuộc Ukraine, Liên minh châu Âu, SNG và châu Mỹ Latinh đã đến Crimea trong chuyến thăm 3 ngày để xem xét tình hình ở bán đảo này.

Phái đoàn nghị sĩ Pháp tới thăm Crimea.

"Nghị viện đã đến đây để tìm hiểu sự thật, để xem cuộc sống của Crimea như thế nào vào ngày kỷ niệm ba năm đất nước thống nhất với Nga. Chuyến thăm của họ một lần nữa chứng tỏ rằng các chiến lược gia chính trị Tây phương đã quá tay với việc phỉ báng nước Nga. Hôm nay các đại biểu quốc hội của nhiều quốc gia, bao gồm cả những người từ châu Âu đã đến Crưm để sau đó nói với nhân dân của họ về tình hình thực tế trên bán đảo" - Phó Chủ tịch Ủy ban Duma quốc gia Nga về vấn đề dân tộc Ruslan Balbec cho biết.

Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của chính khách Ukraine tới bán đảo Crimea kể từ năm 2014 sau khi sáp nhập vào Nga.

Bán đảo Crimea có vai trò xung yếu cho khu vực

Từng nói về thể chế thực sự của bán đảo này, Cựu Tổng thư ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Andres Fog Rasmussen mới đây cũng từng tuyên bố về khả năng công nhận bán đảo Crimea là một thể chế tự do.

"Tôi không loại trừ khả năng một ngày nào đó trong tương lai, khi hoàn cảnh cho phép, chúng tôi sẽ đón tiếp Crimea như một thể chế tự do của Ukraine hoặc có thể trong tình trạng khác... Tôi không loại trừ tình hình mới phát sinh" - ông Rasmussen cho biết.

Iran cũng là quốc gia chưa chính thức công nhận Crimea là một phần của Liên bang Nga, nhưng nhiều chuyên gia của nước này đồng quan điểm cho rằng, dưới góc nhìn địa chính trị, điều này khiến đảm bảo ổn định ở khu vực Biển Đen và Đông Âu.

Tàu Nga hiện diện thường xuyên ở bán đảo Crimea.

Chuyên gia về quan hệ quốc tế Mohammad Baram Meshgini nhận xét rằng, Crimea trong thành phần Liên bang Nga đóng vai trò "hoãn xung" bảo vệ khu vực Tây Á và Caucasus khỏi sự lây lan ảnh hưởng của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, và là một yếu tố tích cực trong chính sách của Nga ở Trung Đông.

Crimea là một phần của Liên bang Nga, và ý kiến của các nước như Iran, Ấn Độ và Trung Quốc đại diện cho các lực lượng mạnh mẽ ở phương Đông có ý nghĩa rất quan trọng. Mặc dù các nước này có những mục tiêu khác nhau, nhưng tất cả họ đều chống lại những ảnh hưởng ngày càng tăng của phương Tây, đứng đầu là Mỹ và một số nước châu Âu.

"Tất nhiên, việc công nhận Crưm là một phần lãnh thổ của Nga sẽ gặp sự chống đối của Mỹ và tân Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, trong trường hợp này, quan điểm của Mỹ không có ý nghĩa gì đối với các cư dân Crimea" - ông Mohammad Baram Meshgini nói.

Bởi vì có hai mô hình xây dựng nền văn minh. Mô hình thứ nhất tập trung vào việc tích lũy kinh nghiệm, và trên cơ sở đó xây dựng nền văn minh. Mô hình thứ hai, trái lại, trước hết tuyên bố sự cần thiết phải xây dựng một nền văn minh, sau đó tích lũy những kinh nghiệm. Hai mô hình này xác định động lực của sự phát triển nền văn minh.

"Việc Crimea tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga là một ví dụ về việc xây dựng nền văn minh theo mô hình thứ hai. Sau một vài năm, cư dân của khu vực này sẽ xác định mình theo cách khác và điều này sẽ tăng cường đáng kể khối các nước phương Đông" chuyên gia Iran kết luận.

Hàng loạt các sự thừa nhận của các nước trên thế giới càng khiến chính quyền Ukraine khó khăn trong việc kiếm cớ để phản bác các quan điểm trên. Trong khi chính những người dân Ukraine cũng cảm thấy cần thiết để công nhận Crimea và chứng kiến sự thay đổi rõ rệt của bán đảo này sau khi được sáp nhập vào Nga.

Người đứng đầu của Ủy ban quan hệ dân tộc của Cộng hòa Zaur Smirnov cho hay, người dân Ukraine đã nhiều lần đề nghị phía Crimea cấp điện cho khu vực phía Nam vốn bị ảnh hưởng bởi sự phogn tỏa năng lượng của chính phủ, theo Sputnik.

Cuộc chiến giành lại bán đảo Crimea vẫn tồn tại nhưng đã có nhiều dấu hiệu cho thấy người Ukraine đã dần nản chí.

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ukraine-doi-lai-crimea-mau-thuan-voi-dong-minh-3333791/