UB Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng

Tuần qua, đề nghị kỷ luật cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng; 600 học viên trốn trại cai nghiện; Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV... được nhiều người quan tâm.

Quốc hội tiếp tục kỳ họp với nhiều nội dung quan trọng

>> Hôm nay, báo cáo Quốc hội về phòng chống tham nhũng >> Đại biểu kiến nghị lùi thời hạn thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi >> Chánh án Nguyễn Hòa Bình: “Không chỉ bồi hoàn tiền mà còn là tự trọng“ >> Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều quy định tiến bộ >> Nhìn lại tuần làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV Tuần vừa qua, tiếp tục kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật quản lý ngoại thương; Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) và thảo luận tại tổ về các dự án luật này.

Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV

Quốc hội cũng thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, Bộ luật Hình sự là đạo luật lớn, có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Do vậy, cần khắc phục tối đa những sai sót, sửa đổi triệt để những quy định chưa hợp lý nhằm xây dựng bộ luật có tính khả thi cao, sát với thực tiễn và mang tính ổn định lâu dài….

Quốc hội cũng đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đánh giá cao những điểm tiến bộ trong dự thảo luật, Đại biểu Thích Thanh Quyết – Đoàn Quảng Ninh cho biết, nhiều cơ chế xin - cho trước đây được thay thế bằng hình thức đăng ký thông báo; Việc công nhận các tổ chức tôn giáo đã dễ dàng, thuận lợi hơn. Luật có chương riêng quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người và xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, góp phần cho các tổ chức tôn giáo hội nhập quốc tế dễ dàng hơn, từ đó tạo sự tin tưởng phấn khởi. "Đây là một quy định hết sức nhân văn và đáng khen ngợi. So với pháp lệnh thì dự án luật có nhiều điều tiến bộ hơn" - đại biểu Thích Thanh Quyết nêu quan điểm.

Nhiều hội nghị quốc tế lớn diễn ra tại Việt Nam

>> Hội nghị cấp cao CLMV 8: “Nắm bắt cơ hội, định hình tương lai” >> T uyên bố Hà Nội Hội nghị cấp cao ACMECS 7 >> Việt Nam phải chuẩn bị các dự án khả thi cao để kết nối nội khối >> ACMECS 7, CLMV 8 thúc đẩy hợp tác vì tương lai phát triển bền vững >> Thủ tướng phát biểu khai mạc Hội nghị CLMV 8 và ACMECS 7 >> Thủ tướng: Những nét văn hóa tương đồng gắn bó các nước Mekong >> Thủ tướng tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Mekong 2016

Ngày 24/10/2016, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra các Cuộc họp của quan chức cao cấp (SOM) Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) và Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS).

Các trưởng đoàn dự Cuộc họp Quan chức Cao cấp (SOM) ACMECS chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Báo Thế giới & Việt Nam.

Đây là lần thứ ba các quan chức cao cấp nhóm họp trong năm 2016 để chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao CLMV lần thứ 8 và Hội nghị Cấp cao ACMECS lần thứ 7 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/10/2016. Cuộc họp SOM CLMV tập trung rà soát việc thực hiện các hoạt động hợp tác trong sáu lĩnh vực hợp ưu tiên gồm thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông và du lịch.

* Chiều 25/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Mekong. Thủ tướng đánh giá, sự ra đời của Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015 cùng sự phát triển của các hành lang giao thông trong tiểu vùng và các liên kết kinh tế trong khu vực đang mở ra không gian phát triển rộng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tuy nhiên, khu vực Mekong đang gặp các thách thức như khoảng cách phát triển so với các nền kinh tế khác trong ASEAN còn lớn; lợi thế lao động, chi phí thấp đang giảm dần; biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo. Thông qua Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về khu vực Mekong lần này, Việt Nam mong muốn các nước, các doanh nghiệp Mekong đối thoại với các doanh nghiệp của Diễn đàn về các ý tưởng, các biện pháp tăng cường đối tác công tư, phát triển hợp tác kinh doanh, đầu tư mang lại lợi ích cho các bên.

* Sáng 26/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ 8 (CLMV8) và Hội nghị Cấp cao hợp tác chiến lược 3 dòng sông Ayaaywadi – Chaopraya - Mekong lần thứ 7 (ACMECS 7) đã khai mạc.

Môi trường kinh doanh tăng hạng, nền kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực

>> Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế >> Việt Nam xuất siêu 3,52 tỷ USD trong 10 tháng >> TS. Nguyễn Đình Cung nêu giải pháp để GDP năm 2016 tăng 7,0% >> Giá dịch vụ y tế tác động mạnh nhất đến tăng giá tiêu dùng tháng 10 >> Xuất khẩu thủy sản khả quan, dự báo đạt 7 tỷ USD năm 2016 >> Doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng mạnh

Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh năm 2017 (Doing Business 2017 report) do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố cho thấy, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 9 bậc so với năm 2016.

WB cho biết, việc xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.

Năm nay, Việt Nam cải thiện được ở một số tiêu chí như: Tiếp cận điện năng tăng 5 bậc lên thứ 96 trên bảng xếp hạng. Tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng 31 bậc lên thứ 87. Tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc lên thứ 167. Tiêu chí giao thương quốc tế cũng tăng tới 15 bậc lên thứ 93…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2016. (Ảnh: VGP)

Đối với kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì thảo luận về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng từ nay đến cuối năm và quý I/2017. Hai giải pháp trọng tâm mà nhiều đại diện các bộ ngành đề xuất là đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy mạnh giải ngân vốn xây dựng cơ bản.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, dù gặp nhiều khó khăn do tác động của bão lũ, thiên tai, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế-xã hội có chuyển biến tích cực. Môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện, vốn đầu tư nước ngoài tăng cao. Cũng theo Bộ này, khả năng tăng trưởng kinh tế năm nay đạt 6,3% trong tầm tay. Tuy vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn thì trong quý 4, các bộ, ngành địa phương phải nỗ lực rất nhiều.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ, kinh tế xã hội có nhiều điểm tích cực khi 11/13 chỉ tiêu Quốc hội giao đạt và vượt kế hoạch. Tuy vậy, các bộ, ngành địa phương phải tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai tháng cuối năm và quý I/2017. Một trong những giải pháp Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai là thực hiện Nghị quyết 60 của Chính phủ, đẩy mạnh giải ngân vốn xây dựng cơ bản. Đồng thời, giải pháp quan trọng khác là các bộ ngành tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu từ nay đến cuối năm.

Đề nghị kỷ luật cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng

>> Bộ Công Thương: Thực hiện nghiêm túc kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư
>> Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói về vụ ông Vũ Huy Hoàng
>> Hậu quả vụ ông Vũ Huy Hoàng: Phải làm rõ trách nhiệm bồi thường?
>> Ông Lê Như Tiến: "Vụ ông Vũ Huy Hoàng đã làm thì phải làm triệt để"
>> Vụ ông Vũ Huy Hoàng: Cần thu hồi quyết định sai trái về nhân sự
>> Vụ ông Vũ Huy Hoàng: Xử lý kịp thời sẽ củng cố niềm tin của dân
>> Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị đề nghị kỷ luật cảnh cáo

Ngày 24/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra Thông báo về nội dung Kỳ họp thứ VII Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21/10/2016, tại Hà Nội. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận nhiều nội dung, trong đó có nêu: Đồng chí Vũ Huy Hoàng chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016. Theo kết luận này, cá nhân ông Vũ Huy Hoàng có hàng loạt những vi phạm, khuyết điểm.

Ông Vũ Huy Hoàng khi còn đương chức, (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)

Trong đó có: Thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động đối với con trai là Vũ Quang Hải; thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng; Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang trong việc thuyên chuyển Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang để bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016… ; Chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.

Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Vũ Huy Hoàng, theo Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công Thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với BCSĐ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016; cảnh cáo đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.

Miền Bắc đón không khí lạnh vào cuối tuần, Hà Nội lạnh 20 độ

>> Đêm nay các tỉnh Bắc bộ trời chuyển lạnh, có nơi xuống 16 độ C >> Miền Bắc đón không khí lạnh >> Hà Nội chuyển lạnh từ hôm nay, miền Trung mưa lớn liên tiếp 6 ngày >> Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có mưa rải rác

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng từ ngày 29/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh miền Bắc.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, trong ngày 29/10 ở Bắc Bộ có mưa rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.

Từ ngày 30-31/10, ở các tỉnh Bắc Bộ đêm và sáng trời chuyển lạnh với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 20-22oC, vùng núi có nơi từ 17-19 oC.

Khoảng ngày 01/11, không khí lạnh có khả năng được tăng cường mạnh hơn, các tỉnh Bắc Bộ trời lạnh với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18-20 oC, vùng núi có nơi 16-18 oC.

Hà Nội từ ngày 30/10 trời chuyển lạnh về đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 20-22oC.

Gần 600 người cai nghiện phá tường, tràn ra quốc lộ 1A đập phá

>> Đồng Nai kiến nghị tạm dừng nhận học viên cai nghiện để nâng cấp cơ sở >> Vụ 600 học viên trốn trại tại Đồng Nai: Đã đưa trở lại 452 người >> Xem xét khởi tố vụ hơn 500 học viên trốn trại cai nghiện >> Vụ hơn 500 học viên trốn trại cai nghiện đã xác định 3 kẻ cầm đầu >> 334 đối tượng cai nghiện bỏ trốn đã được đưa về trại >> Đã bắt được hơn 300 đối tượng trốn trại cai nghiện >> Gần 600 người cai nghiện phá tường, tràn ra quốc lộ 1A đập phá

Ông Hồ Văn Lộc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đồng Nai cho biết, 23h ngày 23/10, gần 600 học viên đập phá rào Trung tâm cai nghiện Đồng Nai (xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) tràn ra quốc lộ 1A chặn xe, gây ách tắc giao thông.

Hàng chục học viên khi được đưa trở lại trung tâm.

Nhiều nhóm chặn xe người đi đường xin tiền, một số xông vào nhà dân đập phá đồ đạc.

Gần 2 giờ sau, tình hình quốc lộ 1A đã được xử lý ổn định. Hàng trăm cảnh sát đang được huy động chốt chặn các tuyến đường, đặc biệt là nội ô thị xã Long Khánh để vây bắt những học viên này.

Sáng 24/10, hàng chục học viên đã được bắt giữ, đưa trở về trung tâm./.

Xuân Thân/VOV.VN Tổng hợp

Nguồn VOV: http://vov.vn/xa-hoi/ub-kiem-tra-trung-uong-de-nghi-ky-luat-ong-vu-huy-hoang-564706.vov