Uẩn khúc muôn đời không giải về cái chết của Quan Vũ

Có lẽ lần xuất binh kỳ lạ dẫn đến cái chết trận của Quan Vũ chính là bí mật thiên cổ lớn nhất của Thục quốc khiến hậu nhân khó lý giải được.

Lưu Bị đã dựa vào sự trợ giúp của những người huynh đệ tốt là các danh tướng lừng lẫy như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long, Mã Siêu... và nhờ vào “nhân nghĩa vang danh bốn bể” để thu nạp nhân tâm và có được sự trợ giúp của các bậc kỳ tài lịch sử như Gia Cát Lượng, Chiêu Thống, Pháp Chính để lập nên Thục quốc thời Tam Quốc. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Việc Lưu Bị thành lập nước Thục là một đòn đả kích quá lớn đối với Tào Tháo. Lưu Bị và Tào Tháo cả đời không biết đã giao tranh bao nhiêu lần nhưng có lẽ đây chính là thắng lợi lớn nhất của Lưu Bị trước Tào Tháo. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Nhưng có một chuyện khiến hậu thế không thể lý giải nổi đó là quyết định của Lưu Bị trong việc điều động Quan Vân Trường danh tướng đang trấn giữ 5 quận ở Kinh Châu, một mình đường xa Bắc phạt quân Tào.Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Kết quả danh tướng Quan Vũ - người đã có hơn 10 năm trấn thủ Kinh Châu đã mất gần 3 tháng giao chiến với Vu Cấm, Tào Nhân, Từ Hoảng. Tuy đánh bại được Vu Cấm, nhưng bị Tào Nhân đánh đến tận chân thành Tương Dương, binh sĩ mệt mỏi không còn cách nào phá thành sau này giao chiến với Từ Hoàng và bị đánh bại. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Cuối cùng 5 quận của Kinh Châu “vườn không nhà trống” đã bị Lỗ Mông của Đông Ngô đoạt mất. Đứng giữa hai làn tấn công của quân Tào và đại tướng của Đông Ngô, Quan Vũ và nghĩa tử của mình đã không thể chống đỡ nổi và anh dũng hi sinh một cách vô cùng đáng tiếc. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Từ khi Quan Vũ xuất binh đến khi chết trận, thời gian giao chiến tổng cộng hơn 4 tháng. Binh lính của Quan tướng quân đều đã kiệt sức, nhưng ngạc nhiên hơn không hề có bất kỳ sự chi viện nào từ Thục quốc. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Vì sao Lưu Bị và Gia Cát Lượng lại quyết định lấy quân đội Kinh Tương một vị trí vô cùng trọng yếu làm chủ lực tấn công và không hề có bất kỳ một cánh quân nào khác của nước Thục phối hợp, tiếp ứng. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Điều ngạc nhiên hơn nữa là sau khi Quan Vũ xuất binh, Lưu Bị cũng không hề cử bất cứ một danh tướng nào đến thay Quan Vũ trấn giữ 5 quận ở Kinh Châu đang bỏ trống. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Khi Lưu Bị được ngồi vào vị trí cao nhất của nhà Hán, ông hoàn toàn có thừa khả năng và thực lực cử những danh tướng đương thời như Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung… dẫn quân đi chi viện cho Quan Vũ. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Quân đội của Quan Vũ hành quân đường xa mệt mỏi, giao chiến kéo dài, lại không có thêm chi viện tiếp sức đương nhiên không thể chống lại được cả đội quân của Tào Tháo và Đông Ngô. Vì thế việc Quan Vũ bị đánh bại và chết trận là điều hoàn toàn có thể dễ hiểu. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Trong “Tam quốc chí” và “Tam quốc diễn nghĩa” đều không giải thích vì sao Quan tướng quân một mình Bắc phạt mà chỉ nói đó là sự sắp xếp của Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Nếu đúng đây là sự sắp xếp của Lưu Bị và Gia Cát Lượng thì có ý đồ gì? Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Bởi vì với một người từng chinh chiến Nam Bắc như Lưu Bị và một bậc quân sư mưu lược như Gia Cát Lượng lẽ nào không nhìn ra việc tiến hành một chiến dịch như vậy là quá mạo hiểm. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Điều vô cùng kỳ lạ là sau khi Lưu Bị đăng cơ làm hoàng thượng, Quan tướng quân đã mất hơn 3 năm nhưng Lưu Bị nhất quyết phải đánh Ngô báo thù cho Quan. Tại sao hơn 3 năm đó lẽ nào không có cơ hội hay không muốn rửa hận báo thù cho Quan Vũ mà phải đợi đến khi lên làm hoàng đế mới thực hiện? Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Thời điểm Lưu Bị đánh Đông Ngô, quân sư chiến lược cao cấp Pháp Chính đã chết, danh tướng Hoàng Trung cũng không dũng mãnh như xưa. Trương Phi cũng không còn được như xưa. lại thêm việc Lưu Bị xuất binh mà không đưa theo các danh tướng Triệu Vân, Ngụy Diên, Mã Siêu... Ngay Gia Cát Lượng cũng ở lại triều đình. Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Lần xuất binh này sử dụng hàng loạt các tướng quân không có tên tuổi, cũng không đủ tài năng cùng mình xuất binh đánh Đông Ngô liệu rằng có thể nắm vững được chiến thắng, có thể rửa hận báo thù được cho Quan Vũ huynh đệ không? Ảnh minh họa chân dung Quan Vũ. Ảnh nguồn internet.

Tuyết Mai

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/tham-cung/uan-khuc-muon-doi-khong-giai-ve-cai-chet-cua-quan-vu-765910.html