Tuyến đường sắt chở hơn 2.000 xác chết mỗi năm ở Anh

Ít ai biết rằng thành phố London, Anh từng có tuyến đường sắt chuyên chở hơn 2.000 xác chết ra khỏi thủ đô mỗi năm trong thế kỷ 19.

Nhà ga chuyên phục vụ cho việc chở xác chết đến nghĩa trang.

Theo Daily Mail, trong giai đoạn cuối những năm 1880 đến đầu những năm 1900, tuyến đường sắt đã chở hơn 2.000 xác chết mỗi năm.

Tuyến đường sắt này được xây dựng và vận hành với một mục đích duy nhất là vận chuyển tử thi từ nhà ga ở Waterloo đến trực tiếp nghĩa trang Brookwood ở Surrey.

Tuyến đường sắt được phát triển để đối phó với đại dịch tả và tình trạng quá tải ở nghĩa trang London vào thời điểm đó.

Tuyến đường sắt chở hơn 2.000 xác chết mỗi năm ở Anh.

Dịch vụ chở xác chết đến nghĩa trang bao gồm cả chỗ cho người thân và người đi theo đám tang. Việc tổ chức quá nhiều tang lễ trong thành phố London cũng gây ra một số vấn đề.

Năm 1854, chính quyền London đã xây dựng tuyến đường sắt đặc biệt, chỉ để vận chuyển thi thể người chết ra khỏi thành phố và chôn cất ở một địa điểm khác.

Nhà sử học John Clarke viết trong cuốn sách The Brookwood Necropolis Railway về tuyến đường sắt chở người chết gần như đã bị quên lãng. “Đó là một sự tiên phong, cách mạng. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Anh có một dịch vụ đường sắt đến thẳng nghĩa trang”.

Nhà ga ở Brookwood vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Đường hầm ở Waterloo được lựa chọn làm nơi đặt quan tài chứa thi hài người quá cố. Quan tài sau đó được sắp xếp lên đoàn tàu chuyển đến nghĩa trang Brookwood ở Surrey để người chết yên nghỉ tại đây.

Hành trình đặc biệt này thường mất khoảng 40 phút và khởi hành vào cuối buổi sáng, trở về London lúc chiều muộn. Tại khu nghĩa trang có bán đồ ăn nhanh như bánh mỳ thịt nguội và bánh ngọt.

Đối với những người đưa tang, chuyến đi hai chiều ước tính khoảng 25 bảng cho khoang hạng nhất và 8 bảng cho khoang hạng ba.

Mất khoảng 40 phút từ London tới nghĩa trang Brookwood bằng xe lửa.

Tạp chí Railway Magazine viết năm 1904, “có lẽ đây là một trong những tuyến đường sắt yên bình nhất, nhà ga của cái chết. Một sự u buồn đối với đảo quốc Anh”.

Năm 1909, xe tang sử dụng động cơ lần đầu xuất hiện và dần thay thế cho việc dùng xe ngựa hay đoàn tàu để đưa xác chết về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tuyến đường sắt chở thi hài người chết vẫn hoạt động đến năm 1941 thì bị ngưng trệ sau các cuộc không kích ác liệt của phát xít Đức trong Thế chiến 2. Nhà ga London bị phá hủy hoàn toàn bởi một trong những cuộc không kích như vậy ngày 16.4.1941.

Kể từ đó, tuyến đường sắt đặc biệt này không bao giờ hoạt động trở lại. Ngày nay, nhà ga ở nghĩa trang Brookwood vẫn tồn tại nhưng ở London, khu nhà ga đã bị bỏ trống và bao quanh bởi các tòa nhà văn phòng.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/the-gioi/tuyen-duong-sat-cho-hon-2000-xac-chet-moi-nam-o-anh-718439.html