Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh

– Để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tham khảo và vận dụng tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa xuất bản cuốn sách(4/2009): “Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh” do PGS, TS. Lê Minh Quân – Viện Chính trị học, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, biên soạn.

Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh có thể xem là nội dung chủ yếu trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với sự gia đời của Chính trị học ở Việt Nam, bộ môn khoa học này ngày càng được xác định là bộ môn khoa học chính trị cơ bản ở nước ta. Chính trị học ở Việt Nam, trước hết nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của chính trị nói chung như các quan điểm cơ bản về quyền lực và chính trị, về quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, về khoa học nghệ thuật giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Đồng thời, chính trị học ở Việt Nam còn nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về những vấn đề chính trị cơ bản của gia cấp công nhân và nhân dân lao động, từ những vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc đến những vấn đề xây dựng đảng, xây dựng nhà nước, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để làm rõ hơn những quan điểm về chính trị của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh, tác giả đã phân tích những luận điểm của các ông về nhiều vấn đề chính trị cụ thể thông qua việc lựa chọn giới thiệu một số tác phẩm chủ yếu về chính trị, trong đó có các tác phẩm luận chiến chống lại những kẻ thù của tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong các tác phẩm được lựa chọn giới thiệu và phân tích lần này có những tác phẩm lần đầu tiên được giới thiệu và giới thiệu đầy đủ. Việc lựa chọn giới thiệu một số tác phẩm kinh điển ở đây có ý nghĩa tương đối, bởi lẽ trong các tác phẩm về triết học, kinh tế chính trị học, v.v. các ông đã ít nhiều nói tới, hướng tới chính trị, thậm chí còn đặt nền tảng thế giới quan và phương pháp luận cho việc luận giải các vấn đề của chính trị; đồng thời, trong các tác phẩm về chính trị, các ông vẫn luôn phát hiện, bổ xung và phát triển các quan điểm triết học và kinh tế chính trị học.v.v.của mình. Cuốn sách gồm Lời mở đầu, Kết luận và ba phần (bảy chương) Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh. (Đây là phần tổng quan tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh và tư tưởng của các ông về dân chủ và chống quan liêu tham nhũng). - Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen được hình thành từ cuộc đấu tranh của gia cấp vô sản chống gia cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XIX trên cả hai địa hạt lý luận và thực tiễn với tinh thần phê phán và cách mạng, C.Mác, Ph.Ăngghen đã xây dựng nên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng cho việc hình thành quan niệm khoa học mới về chính trị. Chính trị là vấn đề giai cấp, quan hệ giai cấp, đấu tranh giai cấp và đỉnh cao của cuộc đấu tranh này là đấu tranh giành quyền lực cho một giai cấp nhất định. Bước ngoặt của đấu tranh chính trị là sự bùng nổ cách mạng xã hội, giành lấy chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ cũ và thiết lập chế độ mới. Chính trị là vấn đề quyền lực, biểu hiện trực tiếp là quyền lực nhà nước và tính hiện thực của quyền lực lại là lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế. Từ hoạt động thực tiễn và lý luận mà Mác và Ăngghen ngày càng thấy rõ hơn về vị trí và tầm quan trọng của vấn đề dân chủ trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản và toàn bộ chế độ tư bản. Ăngghen cho rằng đó chính là quá trình xây dựng một chế độ dân chủ mới. Bởi vì, “Trước hết, nó tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị của giai cấp vô sản”. Mác và Ăngghen đã xác định những vấn đề có tính nguyên tắc về dân chủ trong chính đảng của gia cấp vô sản. Trong các nguyên tắc ấy có nguyên tắc bảo đảm dân chủ và tập trung dân chủ trong quá trình xây dựng tổ chức chính đảng của gia cấp vô sản. Tập trung dân chủ trở thành một trong những nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng chính đảng nhằm tập hợp, đoàn kết giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Bàn về chống quan liêu, tham nhũng theo Mác là lợi ích của các giai cấp thống trị áp bức và bóc lột, những lợi ích vật chất của giai cấp tư sản quện rất chặt với việc duy trì bộ máy rộng lớn, tha hóa lao động, tha hóa quyền lực là nguồn gốc của quan liêu, tham nhũng. Biện pháp chủ yếu để chống quan liêu, tham nhũng là khắc phục sự tha hóa là việc cải tạo lại xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản trong đó có xóa bỏ nhà nước của giai cấp áp bức bóc lột xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản. - Trước hết Lênin đã bảo vệ thành công chủ nghĩa Mác nói chung và tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác nói riêng trước sự xuyên tạc và phản bội của chủ nghĩa cơ hội và xét lại. Đồng thời, tiếp tục phát triển tư tưởng và làm phong phú và sâu sắc thêm những kiến giải lý luận của chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng gia cấp vô sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới. Chính trị theo Lênin, là mối quan hệ giữa các giai cấp tầng lớp người trong xã hội và là cuộc đấu tranh giữa họ để giành, giữ và thực thi quyền lực. Kinh tế là nguồn gốc của chính trị và là nhân tố quyết định chính trị; Nguyên lý căn bản của mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là: “ Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” “ Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại” “ Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”. Chính trị ở trong kinh tế và, ngược lại, kinh tế thâm nhập vào chính trị. Lênin luôn quan tâm đến vị trí hàng đầu của vấn đề dân chủ và cuộc đấu tranh vì dân chủ trong tiến trình cách mạng của giai cấp vô sản “ không có con đường nào khác dẫn đến chủ nghĩa xã hội, ngoài cách kinh qua chế độ dân chủ, qua tự do chính trị”. Sự phát triển của chế độ dân chủ một cách đầy đủ, theo Leenin, có nghĩa là làm cho toàn thể quần chúng nhân dân tham gia thực sự bình đẳng và thực sự rộng rãi vào mọi công việc nhà nước. Thực hành dân chủ đến cùng, phát triển đến cùng các hình thức, các phương pháp thực hành dân chủ… Bàn về quan liêu, tham ô, hối lộ và lãng phí Lênin chỉ rõ tham ô hối lộ là một trong những kẻ thù trực diện, nguy hiểm của mỗi đảng viên Bônsêvích và Người đề cao vị trí, vai trò của tiết kiệm và phòng chống lãng phí. Biện pháp để chống nạn quan liêu tư sản là xóa bỏ nền quan liêu tư sản, xóa bỏ nhà nước và chế độ tư sản và thay thế vào đó là kiểu nhà nước mới, một chế độ nhà nước phi quan liêu. Tăng cường kiểm kê, kiểm soát bộ máy nhà nước, sử lý nghiêm những kẻ quan liêu, chủ động và tích cực đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng – thanh Đảng, làm cho Đảng thật sự trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo chính quyền. - Trước hết, Hồ Chí Minh đã mở rộng và phát triển những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chính trị được đề cập đến nhiều vấn đề, từ nhận thức hay quan niệm về chính trị đến những vấn đề chính trị trong thực tiễn như đường lối cách mạng Việt Nam; những vấn đề về xây dựng Đảng, giành giữ chính quyền, xây dựng chế độ mới, xây dựng và thực thi quyền làm chủ của nhân dân, vấn đề cán bộ, đạo đức cách mạng… Khi bàn về chống nạn quan liêu, tham ô, lãng phí Hồ Chí Minh đã phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới; tham ô là hành động xấu xa nhất, lấy trộm của công là tội ác; lãng phí là thiếu tinh thần trách nhiệm, không có ý thức quí trọng sức người, sức của dân, tài sản của nhà nước; tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là một “thứ giặc ở trong lòng” là lực cản đối với cách mạng. Về phương hướng, phương pháp và biện pháp chống nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu Hồ Chí Minh cho rằng chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Kết hợp giữa xây và chống, cán bộ đảng viên phải gương mẫu, xung phong, thật thà tự phê bình và phê bình, có khuyết điểm phải quyết tâm sửa chữa. Giới thiệu một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị (Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; Nội dung chủ yếu của tác phẩm; Ý nghĩa của tác phẩm). Giới thiệu tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen. - Tác phẩm của C.Mác gồm: Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 -1850; Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapáctơ; Nội chiến ở Pháp; Phê phán Cương lĩnh Gôta. - Tác phẩm của Ph.Ăngghen: Nguồn gốc chế độ tư hữu của nhà nước. - Một số tác phẩm của Lênin: Làm gì; Một bước tiến, hai bước lùi; Hai sách lược của đảng dân chủ- xã hội trong cách mạng dân chủ; Nhà nước và cách mạng; Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản; Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết; Thà ít mà tốt. - Một số tác phẩm của Hồ Chí Minh về chính trị: Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ; Đường cách mệnh; Chánh cương vắn tắt của Đảng; Sách lược vắn tắt của Đảng; Chánh cương tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam; Sửa đổi lối làm việc; Dân vận; Di chúc. : C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin với cuộc bảo vệ và phát triển tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác - Tác giả đã đề cập đến các tác phẩm luận chiến của C.Mác và Ph.Ăngghen như: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen; Gia đình thần thánh hay là Phê phán có tính chất phê phán - chống Brunô Bauơ và đồng bọn; Hệ tư tưởng Đức; Sự khốn cùng của Triết học; Tuyên ngôn Đảng Cộng sản; Biện chứng của tự nhiên; Phái bacunin trong hành động; Phê phán Cương lĩnh Gôta; Ông E. Đuyrinh đảo lộn khoa học. - Những tác phẩm luận chiến của Lênin: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?; Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó; Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán; Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky. Thông qua các tác phẩm luận chiến chống lại kẻ thù tư tưởng của mình, các nhà kinh điển macxít tiếp tục củng cố, phát triển và hoàn thiện hệ thống các quan điểm khoa học và cách mạng trong học thuyết của mình về nhiều phương diện, từ triết học đến kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=347580&co_id=30316