Từ 1/11, lái xe đè vạch liền bị phạt đến 200.000 đồng

Từ 1/11 tới, bất cứ xe nào đè vạch liền trong cùng một chiều đều có thể bị CSGT thổi phạt theo căn cứ quy chuẩn 41/2016, trừ những trường hợp bất khả kháng như nhường xe ưu tiên, tránh tai nạn.

Quy chuẩn mới 41/2016 chính thức có hiệu lực từ1/11, thay thế cho quy chuẩn 41/2012. Ở quy chuẩn mới, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều.

Theo quy định này, vạch liền tại ngã tư sẽ xuất hiện trong quy chuẩn với tên gọi vạch 2.2, xe không được phép lấn làn và không được đè lên vạch.

Vạch liền phân chia các làn xe không được phép đè lên vạch trừ một số trường hợp theo quy định. Ảnh: Như Trường.

Vạch liền phân chia các làn xe không được phép đè lên vạch trừ một số trường hợp theo quy định. Ảnh: Như Trường.

Cụ thể về mức phạt, nếu xe đè vạch liền là phạm lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Theo quy định tại 46/2016 (thay thế nghị định 171/2013 trước đây), mức phạt tiền là 100.000-200.000 đồng đối với ôtô và 60.000-80.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy.

Bất cứ xe nào đè vạch liền trong cùng một chiều đều có thể bị CSGT thổi phạt theo căn cứ quy chuẩn 41/2016, trừ những trường hợp bất khả kháng như nhường xe ưu tiên, tránh tai nạn.

Đây là bổ sung mới so với Quy chuẩn 41/2012. Trước đó, do chưa có quy định cụ thể nên xảy ra những tranh luận gay gắt về việc xe bán tải có được coi là xe con trong các tình huống phân làn, đi vào giờ cấm hay không.

Một số cho rằng đó là xe con vì tính theo khối lượng chuyên chở và số chỗ. Một số lại nhận định đó là xe tải vì mang biển "C".

Tranh cãi trên sẽ chấm dứt với Quy chuẩn 41 năm 2016 (có hiệu lực từ 1/11).

Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, QCVN 41/2016/BGTVT. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016, thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2015/BGTVT.

- Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành QCVN 41:2016/BGTVT về biển báo giao thông đường bộ được kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, QCVN 41/2016/BGTVT.

- Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột ki-lô-mét, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách có lan canphòng hộ.

- Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016, thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2015/BGTVT.

- Từ 1/11, Quy chuẩn 41 năm 2016 có nhiều thay đổi quan trọng như biển "cấm rẽ trái" đã không mặc nhiên "cấm quay đầu" và bổ sung biển "cấm rẽ trái đồng thời cấm quay đầu, định nghĩa xe bán tải (pick up) có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con.

Như Trường

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/tu-1-11-lai-xe-de-vach-lien-bi-phat-den-200000-dong-d27248.html