Trước giờ giao dịch 27/7: Phục hồi ngắn hạn

Đà giảm điểm đã được hãm lại trong 2 phiên đầu tuần và theo triển vọng này, thị trường sẽ xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật trong phiên 27/7.

Quốc tế

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa giảm 19,31 điểm (0,10%) xuống mức 18.473,75 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,7 điểm (0,03%) lên mức 2.169,18 điểm nhờ cổ phiếu của 2 ngành công nghiệp và nguyên vật liệu. Chỉ số NASDAQ sau khi giảm ngày 25/7 đã tăng mạnh mẽ trở lại vào ngày 26/7 khi giành được 12,42 điểm (0,24%) để tăng lên mức 5.110,05 điểm.

Ảnh Reuters.

Chốt phiên 26/7, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 9/2015 giảm 21 cent, hay 0,5%, xuống 42,92 USD/thùng. Trong phiên có lúc giá xuống 42,36 USD/thùng, thấp nhất kể từ 20/4. Sau khi số liệu của API được công bố, giá dầu WTI giảm hơn 1%.

Tin kinh tế trong nước

Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II-2016 vừa được Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) công bố sáng 26-7, tăng trưởng kinh tế quý III có thể đạt mức 6,14%, tăng trưởng XK dự báo ở mức 6,8%, thâm hụt thương mại ở mức 0,4 tỷ USD.

Tuần 18/07 - 22/07/2016, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu hướng mua ròng tuần thứ bảy liên tiếp trên thị trường thứ cấp. Cụ thể, đã có 2,013 tỷ đồng được mua vào trong khi 1,430 tỷ đồng bị bán ra, do đó, 584 tỷ đồng đã được khối này mua ròng trong tuần. Tính chung từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng 17,057 tỷ đồng.

Thêm hàng loạt nhà băng tăng lãi suất huy động trong tháng 7. Sau đợt tăng rầm rộ vào tuần đầu tháng 7, hàng loạt ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở các tuần tiếp theo. Trong đó, MaritimeBank, SCB, ACB tăng lãi suất huy động tập trung vào các kỳ hạn ngắn; VPBank điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn dài và VietABank tăng lãi suất ở hầu hết kỳ hạn trên 6 tháng.

Cuối tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo “Kết nối để cạnh tranh 2016: Logistics trong nền kinh tế toàn cầu”. Sau những lần tăng điểm trong bốn báo cáo trước đây, báo cáo năm 2016 lần đầu tiên ghi nhận chỉ số hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam bị giảm điểm. Hơn nữa, đó còn là một sự suy giảm gần như là toàn diện, bởi có đến 5/6 điểm thành phần của chỉ số LPI bị giảm, chỉ một thành phần tăng điểm rất hạn chế.

Doanh nghiệp niêm yết và TTCK

HPG: 6 tháng đầu năm , tổng doanh thu đạt 15.400 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 3.050 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch năm. Riêng quý II, HPG lãi hơn 2.000 tỷ đồng. HPG cũng cho biết sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt 15% và cổ phiếu 15% vào ngày 25/8, thời gian chi trả cổ tức dự kiến vào tháng 9/2016.

HVG: Quý 3/2016, doanh thu thuần trong kỳ đạt 6,612 tỷ đồng, tăng trưởng 45%; lãi ròng hợp nhất đạt 226 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

HTL: Lũy kế 6 tháng, HTL lần lượt đạt doanh thu và lợi nhuận 691 tỷ đồng và 39,65 tỷ đồng, tương ứng giảm 12,37% doanh thu và 36,33% lợi nhuận cùng kỳ.

TMT: 6 tháng đầu năm, Công ty mẹ TMT đạt 1.452,14 tỷ đồng doanh thu, giảm 25,07% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 25% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 47,15 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ và hoàn thành 19,39% kế hoạch năm.

NDN: Lũy kế 6 tháng từ đầu năm, NDN đạt tổng doanh thu 92,2 tỷ đồng, hoàn thành 30,22% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 12 tỷ đồng, hoàn thành 22,3% kế hoạch năm.

POT: Lũy kế 6 tháng năm 2016, POT đạt tổng doanh thu hơn 792,4 tỷ đồng, tăng 32,2% so với 6 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 17,3 tỷ đồng, tăng 35,58% cùng kỳ.

BVS: Quý 2/2016, tổng doanh thu hoạt động đạt 86,4 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 35,7 tỷ đồng, tăng 19,3% cùng kỳ năm ngoái. Tổng tài sản tăng nhẹ 81 tỷ đồng lên hơn 1748 tỷ đồng.

APC: Quý 2/2016 ghi nhận lãi ròng đạt 12,8 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2015.

STG: Quý 2/2016, công ty mẹ đạt doanh thu thuần gần 188 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ 2015. Song, thu lớn từ cổ tức, giúp STG đạt lãi ròng hơn 24 tỷ đồng, gấp 4 lần quý 2/2015.

SVC: Quý 2/2016 với doanh thu đạt 3.303 tỷ đồng, tăng 48% trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 37 tỷ đồng, giảm 19% so với quý 2/2015.

SGH: Quý 2/2016, doanh thu thuần của Công ty đạt gần 9,4 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ 2015, lãi ròng gần 1,6 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ.

FPT: thông qua phương án tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH phần mềm FPT từ 700 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. HĐQT cũng phê duyệt trả cổ tức đợt 1 năm 2016 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, ngày chốt danh sách cổ đông là 23/8/2016, ngày chi trả là 7/9/2016.

HPG: thông qua việc trả cổ tức năm 2015, tỷ lệ 30%. Thời gian thực hiện trong tháng 9 năm 2016. Với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, công ty dự kiến phát hành 109,94 triệu cổ phần.

DVP: mục tiêu sản lượng 6 tháng cuối năm đạt 315.000 TEU. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận hai quý cuối năm lần lượt là 372 tỷ đồng và 150 tỷ đồng.

MCP: 6 tháng cuối năm 2016 đặt mục tiêu doanh thu 250 tỷ đồng và 5 tỷ đồng LNTT. Công ty dự kiến chi trả cổ tức đợt 2 năm 2015 và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2016 với tỷ lệ 2 đợt là 10%. Dự kiến ngày chi trả cổ tức là 31/8/2016.

FCN:- Ngày 8/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2015, ngày đăng ký cuối cùng là 9/8. Cổ tức sẽ được chi trả bằng tiền theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 9/9.

PAN: HĐQT quyết định sẽ bỏ ngành nghề "kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê". HĐQT sẽ trình Đại hội cổ đông phê chuẩn việc rút ngành nghề trên ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh của công ty. Công ty cũng đã bổ nhiệm ông Đặng Kim Sơn, sinh ngày 02/05/1954, tiến sỹ tại Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, làm thành viên HĐQT độc lập của Công ty nhiệm kỳ 2013-2017.

TDW:15/09 là ngày GDKHQ nhận cổ tức bằng tiền đợt 2/2015 với tỷ lệ 16%. Thời gian thanh toán từ ngày 30/09/2016. Ngoài ra, Công ty cũng có Nghị quyết về việc thay đổi con dấu. Theo đó, nội dung trên con dấu bao gồm tên doanh nghiệp là CTCP Cấp nước Thủ Đức, mã số doanh nghiệp 0304803601.

GIL: SSIAM, cổ đông lớn đã bán toàn bộ hơn 1,66 triệu cổ phiếu GIL sở hữu, tỷ lệ 11,97% trong ngày 18/7.

PTT: PVT, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Quốc Phương - Chủ tịch HĐQT, đã mua 1 triệu cổ phiếu trong ngày 19/07/2016 nâng số lượng nắm giữ lên 4.867.000 cp (48,67%). Cùng ngày, PVS đã bán hết 1 triệu cp PTT, tương đương 10% vốn.

SPP: Từ 24/06 đến 22/07/2016, 6 lãnh đạo cao cấp của SPP đã đăng ký mua tổng cộng 6 triệu cp, nhưng chỉ mua được 2,7 triệu cp do giá không đạt như kỳ vọng. Sau giao dịch 6 cá nhân đã sở hữu 32,67% vốn SPP.

HAH: MAC, tổ chức có liên quan đến ông Tạ Mạnh Cường - Thành viên HĐQT, chỉ bán được 182.000 cp trong tổng số 300.000 cp đăng ký trước đó. Thời gian thực hiện giao dịch từ 23/06 đến 22/07/2016.

BHS: CTCP XNK Bến Tre, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Thành Khiêm - Phó Tổng giám đốc, đã mua 1 triệu cp BHS. Thời gian thực hiện giao dịch từ 20/07 đến 21/07/2016. Sau giao dịch, tỷ lệ cổ phiếu tổ chức này nắm giữ tăng lên 1,54% tương đương 2 triệu cp.

SPI: Ông Nguyễn Đại Quyền, Chủ tịch HĐQT công ty, đăng ký bán ra toàn bộ hơn 1,06 triệu cổ phiếu SPI, dự kiến thực hiện từ 27/7 đến 25/8/2016. Trong cùng khoảng thời gian, ông Đoàn Quốc Khánh, ủy viên HĐQT công ty cũng đăng ký bán ra toàn bộ hơn 2 triệu cổ phiếu.

QNC: Ông Nguyễn Trường Giang - Ủy viên HĐQT, TGĐ đăng ký mua 1 triệu cp từ 27/07 đến 24/08/2016 với phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.

TMP: Tổng Công ty TNHH Điện lực Tp. HCM, cổ đông, đăng ký bán toàn bộ 750.000 cổ phiếu TMP sở hữu từ 27/7 đến 25/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

SPF: Ông Lâm Hoàng Lộc, cha ông Lâm Hoàng Vũ Nguyễn - Thành viên BKS, đăng ký thoái hết 4,45% vốn tương đương 1.084.080 cp từ 28/07 đến 26/08/2016.

Chiến lược đầu tư

Đà giảm điểm đã được hãm lại trong 2 phiên đầu tuần và theo triển vọng này, thị trường sẽ xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật trong phiên 27/7.

MAI HƯƠNG

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/truoc-gio-giao-dich-277-phuc-hoi-ngan-han-1816743.html