Trung Quốc suy thoái, Việt Nam ảnh hưởng ra sao?

Với sự phụ thuộc khá lớn vào nền kinh tế Trung Quốc, thì trong thời gian tới, khi Trung Quốc có khả năng phải đối mặnt với một cú “hạ cánh cứng”, Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn sàng và đưa ra các phương án thay thế để tránh làm tổn hại đến nền kinh tế quốc gia.

Trong hơn một năm rưỡi vừa qua, Việt Nam đã liên tục dự báo được các diễn biến trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các dữ liệu tài chính yếu kém xuất phát từ Trung Quốc, nơi các con số dữ liệu cụ thể thiếu minh bạch và không nói lên được điều gì.

Phần lớn thông tin chất lượng đến qua các cơ quan báo chí chính thống. Trong bài bình luận mới nhất, một chuyên gia kinh tế cấp cao Việt Nam đã cảnh báo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cú “hạ cánh cứng”.

(Hạ cánh cứng” (hard landing) là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống khi một nền kinh tế quốc gia nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó là suy thoái).

Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cũng lên tiếng cảnh báo rằng Việt Nam cần phải khởi động chuyển dịch cơ cấu kinh tế lần 2, nhấn mạnh rằng khủng hoảng nợ xấu của nước ta trong những năm gần đây chưa được cải thiện, và có khả năng trầm trọng thêm.

Theo ông Trần Đình Thiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu hiện nay thiếu hụt về “động lực, sự tự tin và lạc quan”, những điều có trong cuộc cải cách Đổi Mới năm 1986 nhằm tạo ra một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả là, nền kinh tế Việt Nam đã "tiến triển rất chậm, thành quả đạt được khá hạn chế, còn xa mới đạt mục tiêu và kỳ vọng".

Ông nhận xét, 5 năm vừa qua là 5 năm vật lộn với tái cơ cấu, cũng là 5 năm khó khăn nhất của 30 năm đổi mới. “Chúng ta phải thực hiện đổi mới lần hai, nếu không chúng ta sẽ ứng phó thế nào từ tác động rất mạnh của cú “hạ cánh” của Trung Quốc sắp tới đây?”, Viện trưởng băn khoăn.

"Nền kinh tế khổng lồ này chắc chắn sẽ gây ra những chấn động cơ cấu lớn cho thế giới. Trong khi đó, Việt Nam, là một quốc gia nằm sát cạnh Trung Quốc và có sự phụ thuộc khá lớn vào nền kinh tế này, đang trải qua một thời kỳ khó khăn”, ông Trần Đình Thiên cho biết.

Vấn đề đặt ra cho Việt Nam, theo ông Thiên, là làm sao để giảm thiểu tác động gây “sốc” từ cú “hạ cánh” của nền kinh tế Trung Quốc; và phải nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc cơ cấu vào nền kinh tế Trung Quốc.

Việt Nam hiện đang cố gắng tìm giải pháp cho các vấn đề tài chính sau cảnh báo vào năm 2015, theo đó các quốc gia như Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar sẽ thấy gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó với bối cảnh suy thoái kinh tế ở Trung Quốc.

Thời gian vừa qua, quan hệ ngoại giao giữ Việt Nam và Hoa Kỳ đã có bước tiến triển lạc quan. Trong khi đó, 6 tháng qua, vốn đầu tư từ Việt Nam cho Campuchia – một đồng minh của Trung Quốc đã giảm xuống gần như bằng 0. Việt Nam cũng lên tiếng cảnh báo Lào về việc xem xét việc thực hiện thỏa thuận hợp tác trước đó trong các lĩnh vực năng lượng, tài nguyên khoáng sản và công nghiệp, để "kịp thời điều chỉnh" những thỏa thuận thương mại.

Hồi năm ngoái, Việt Nam đã ký kết và bắt đầu thực hiện hàng loạt thỏa thuận thương mại mới với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia, EU, Nga và Hàn Quốc. Động thái này đã phần nào đưa ra hướng đi trong việc tìm kiếm giải pháp thay thế cho sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu gặp khó khăn từ sau khi thị trường chứng khoán của quốc gia này phải chịu sự điều chỉnh lớn trong bối cảnh sụt giá hàng hóa vào giữa năm 2015. Sau đó, giá dầu tiếp tục giảm, gây ra một cuộc “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thêm vào đó, Trung Quốc đang phải chịu một khoản nợ lên đến 28.000 tỷ USD với 400 triệu người sống trong cảnh nghèo đói.

Ông Thiên nhận xét, sau nhiều thập kỷ nỗ lực, công cuộc tái cơ cấu chỉ đạt kết quả khiêm tốn, đồng thời mô hình tăng trưởng không thay đổi được bao nhiêu. Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu phương pháp tái cơ cấu trong vòng 5 năm qua đã hợp lý hay chưa. Mặt khác, nếu phương pháp này là đúng thì vấn đề ở đâu – do chúng ta chưa tập trung hành động, hay do trong toàn bộ chương trình tái cơ cấu, còn yếu hay thiếu một khâu nào đó – ví dụ khâu “tái cơ cấu chính bộ máy điều hành tái cơ cấu”?

“Chúng ta phải quyết liệt tiến hành tái cơ cấu, hướng tới hội nhập hiện đại, đảm bảo tuân thủ các cam kết hội nhập. Hệ thống doanh nghiệp nhìn chung là yếu, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp nội địa, cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân - thấp về đẳng cấp, yếu về thực lực và sức cạnh tranh”, ông Thiên nhận định.

Lan Phương

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/kinh-te-thi-truong/trung-quoc-suy-thoai-viet-nam-anh-huong-ra-sao