Trung Quốc hút giáo sư giỏi từ Mỹ về nước

Hoa kiều được giữ những vị trí cao khi trở về Trung Quốc, mục tiêu của nước này là nhảy vọt về khoa học và công nghệ.

Khi đến Hoa Kỳ học ngành kỹ sư vào năm 1982 ở ĐH Stanford, Weiping Li không muốn ở lại lâu. Tuy nhiên sau khi làm xong tiến sĩ, nhận thấy rằng cơ hội tốt nhất là ở lại Mỹ, anh đã chọn được công việc tốt là trở thành giáo sư về cơ khí điện ở ĐH Lehigh, Pennsylvania. Anh trở thành công dân Mỹ và nuôi sống cả gia đình. Tuy nhiên, đầu năm nay, gia đình anh đã trở về Trung Quốc vì các trường ĐH bản xứ đang đầu tư cho tương lai. Đươc tuyển dụng trong một chương trình của Chính phủ có tên "Ngàn tài năng", Li trở thành trưởng khoa thông tin khoa học của ĐH Khoa học và công nghệ Trung Quốc. Để tăng động lực cho anh, trường ĐH đã cấp một ngôi nhà 2000 m2 và miễn thuế tái định cư khoảng 150.000 đô la. Li nói: "Tôi thấy đây là một cơ hội. Như là chúng tôi đang ở Mỹ vậy và có nhiều cơ hội hơn tôi tưởng so với năm 1982". Li là một trong hàng trăm giáo sư thuộc hàng ngũ những nhà khoa học sinh ra ở Trung Quốc đang trở về đất nước và giữ những chức vụ quan trọng trong trường ĐH và các phòng thí nghiệm. Mục tiêu của Trung Quốc là có một bước nhảy vọt về khoa học và công nghệ, một lĩnh vực bị tụt lại phía sau khi nền kinh tế nước này vượt Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Được ví là "rùa biển", các nhà khoa học Hoa kiều trở về được mời cơ hội tự lập nên những phòng thí nghiệm riêng, trở thành trưởng khoa, hay được mời làm các công việc cao cấp trong các cơ sở hàn lâm hoặc doanh nghiệp. Hai Hoa kiều trở về từ Châu Âu đã được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Khoa học học công nghệ. Vivek Wadhwa, một nhà doanh nghiệp chuyển hướng sang công việc hàn lâm nói: "Trung Quốc đang làm mọi thứ có thể, đưa cho Hoa kiều mọi thứ họ muốn. Họ muốn bạn có cảm giác trở thành anh hùng dân tộc." Với chương trình " Ngàn tài năng", nước này không chỉ hấp dẫn "rùa biển" mà còn hấp dẫn "mòng biển", những người chia sẻ thời gian làm việc của mình giữa Trung và Mỹ. Một chuyên gia hàng đầu của ngành sinh học định lượng nói: Nắm giữ hai vị trí ở hai trường ĐH ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đưa cho ông hai thế giới tốt nhất, đó là vẫn tiếp tục liên hệ được với các chuyên gia trong lĩnh vực này ở Mỹ và vẫn tiếp tục chuyển giao công nghệ này ở Trung Quốc. Ông nói: Trung Quốc có hầu hết mọi thứ: tiền, các tòa nhà, sinh viên xuất sắc. Tuy nhiên cái nước này thiếu là "môi trường mềm", đó là con người và hệ thống. Để xây dựng hệ thống, bạn cần có con người. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đang gặp khó khăn lớn, đó là thu hút tài trợ của liên bang và các trường ĐH công như ĐH California đang đương đầu với cắt giảm ngân sách hàng loạt. Ông nói thêm: Tôi nghĩ nước Mỹ cần sự cạnh tranh bởi vì họ đã quá thoải mái trong một thời gian dài. Tú Uyên (Theo Aol News)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/giaoduc/201009/Trung-Quoc-hut-giao-su-gioi-tu-My-ve-nuoc-937826/