Trung Quốc hoàn thành kính viễn vọng lớn nhất thế giới

Trung Quốc chính thức hoàn thiện kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới nhằm săn tìm dấu vết người sự sống ngoài hành tinh và khám phá không gian.

Quốc gia này đã lắp 4.450 tấm gương phản xạ cuối cùng vào trung tâm của kính viễn vọng có khẩu độ rộng 500 m mang tên FAST, với đường kính 457 m vào cuối tuần qua.

Khoảng 300 người, bao gồm các nhà xây dựng, chuyên gia, những người đam mê khoa học viễn tưởng và các phóng viên đã chứng kiến việc lắp đặt kính viễn vọng tại thung lũng núi đá vôi ở huyện Bình Đường, phía Tây Nam tỉnh Quý Châu.

Kính viễn vọng lớn nhất thế giới sẽ được sử dụng cho mục đích săn tìm dấu vết ngoài hành tinh và quan sát không gian, nguồn: XINHUA

Kính viễn vọng này có giá trị 180 triệu đô la Mỹ (tương đương 135 triệu bảng), mất đến năm năm để xây dựng và có thể đưa vào hoạt động vào tháng 9 năm nay.

Zheng Xiaonian, Phó giám đốc Đài quan sát quốc gia Astonomical của Viện Khoa học Trung Quốc, nơi xây dựng kính viễn vọng, nói với hãng tin Xhinua “Dự án này có tiềm năng trong việc tìm kiếm các vật thể lạ nhằm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của vũ trụ và thúc đẩy việc săn tìm dấu vết mới cho cuộc sống ngoài trái đất”.

Trung Quốc hoàn thành việc lắp đặt các tấm gương phản xạ cuối cùng, ảnh: REUTERS

Liu Cixin, nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng cho biết “Kính viễn vọng có ý nghĩa rất lớn đối với con người trong việc khám phá vũ trụ và các nền văn minh ngoài trái đất. Tôi hy vọng các nhà khoa học có thể tạo nên những bước đột phá mang tính thời đại”.

Kính viễn vọng có độ rộng tương đương 30 sân bóng đá, lớn hơn kính viễn vọng khẩu độ lớn nhất hiện tại nằm ở Đài Quan sát Arecibo ở Puerto Rico, có đường kính 300 m. Theo như Tân Hoa xã, nó có độ nhạy gấp 10 lần so với kính viễn vọng có đường kính 100 m steerable gần Bonn, Đức.

Peng Bo, giám đốc Phòng thí nghiệm Công nghệ Thiên văn học NAO cho biết trong hai hoặc ba năm đầu tiên sau khi hoàn thành, kính viễn vọng sẽ trải qua thời gian điều chỉnh và trong thời gian đó các nhà khoa học ở Trung Quốc sẽ sử dụng nó cho mục đích nghiên cứu trong giai đoạn đầu. Sau đó nó sẽ được mở cửa cho các nhà khoa học trên toàn thế giới . Trước đó, 9000 cư dân sống trong khu vực xung quanh đã được di dời đến bốn khu tái định cư khác nhằm tạo ra môi trường sóng điện từ tĩnh lặng lý tưởng cho kính viễn vọng hoạt động.

9000 người đã được di dời nhằm tạo môi trường lý tưởng cho kính viễn vọng hoạt động, nguồn: XINHUA

Nan Rendong, nhà khoa học đứng đầu dự án FAST, chia sẻ “Đây là kính viễn vọng có khẩu độ lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng vô cùng to lớn và chắc chắn sẽ đưa đến nhiều cuộc cách mạng hóa trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên”.

FAST sẽ cho phép các nhà thiên văn học khảo sát khí hydro ở nhiều thiên hà xa xôi và phát hiện chuẩn tinh sáng mờ, những ngôi sao neutron quay nhanh có từ trường cao, phát ra bức xạ điện từ trường.

Sau tháng 9, kính viễn vọng sẽ được đưa đến cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới nhằm phát hiện các ẩn tinh (những ngôi sao không nhìn thấy bằng mắt thường), chuẩn tinh và sóng hấp dẫn. Trong số 10 giải thưởng Nobel Vật lý được trao cho các khám phá liên quan đến vũ trụ học và không gian, sáu giải thưởng dành cho kính viễn vọng vô tuyến.

FAST được kì vọng sẽ phát hiện ra amino axit, các khối vật liệu quan trọng hình thành nên protein báo hiệu sự sống trên các hành tinh khác.

Các nhà nghiên cứu sống cách xa bán kính 2.000 km từ căn cứ ở Pintang County, Quý Châu, có thể sử dụng kính viễn vọng để quan sát và điều khiển từ xa.

Chủ tịch Tập Cận Bình quyết tâm xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc không gian. Tham vọng nó bao gồm việc đưa người lên mặt Trăng vào năm 2036 và xây dựng một trạm không gian, các module đầu tiên sẽ được tung ra vào năm 2018. Quốc gia này cũng vừa công bố siêu máy tính mạnh nhất thế giới, mạnh gấp ba lần đối thủ cạnh tranh gần nhất.

Wu Xiangping, một viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, người đã tiên đoán các bước đột phá lớn trong lĩnh vực này trong những năm tới, cho biết khi Trung Quốc gia nhập các nỗ lực quốc tế trong việc khám phá sóng hấp dẫn, FAST sẽ giúp cải thiện cơ hội phát hiện sóng hấp dẫn tần số thấp.

Long Lê (Telegraph)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/trung-quoc-hoan-thanh-kinh-vien-vong-lon-nhat-the-gioi-c7a423425.html