Trung Quốc có thể đang rơi vào 'Bẫy thanh khoản'

Đừng chỉ nhìn vào lượng tiền mặt Trung Quốc đang nắm giữ. Việc phá giá đồng Nhân dân tệ kết hợp với các dòng vốn thoái giả định trị giá 49 tỷ USD trong tháng 6 càng cho thấy Trung Quốc đang bị rơi vào bẫy thanh khoản

Các thị trường có vẻ đang một lần nữa tỏ ra quan ngại về Trung Quốc.

Các điều kiện hỗ trợ tín dụng và tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã vượt quá các dự báo của các nhà kinh tế. Điều này đã làm các nhà đầu tư trở nên phấn khích hơn bao giờ hết và những lo ngại khi thị trường chứng khoán liên tiếp đóng cửa vào tháng 1 đã chỉ còn là cát bụi quá khứ. Một phần quan trọng tạo nên sự thành công này là việc chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ để mở tín dụng ngay cả khi chu phí đó khiến nợ lại quốc gia này tăng lên.

Tuy nhiên, dựa trên một công thức tính cung tiền bao quát hơn, Lombard Street Research Ltd. cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang thất bại trong việc nới lỏng các điều kiện thanh khoản.

Tăng trưởng M1 và M3 trái chiều trong thời gian gần đây

Trong khi các thị trường đang hoàn toàn ý thức được những thách thức mà Trung Quốc gặp phải khi bơm tiền nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân, nhà phân tích Michelle Lam của Lombard nhận định rằng mọi người chưa nhận ra quy mô thực sự của nhiệm vụ bơm tiền này.

Trong báo cáo phân tích công bố ngày 25/7, bà Lam cho biết trong 2 quý vừa qua, lượng thanh khoản PBOC bơm vào thị trường đã vượt qua lượng vốn thoái khỏi thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, theo phương pháp tính toán biên tiền rộng (broad money) – chỉ số tốt nhất để đánh giá điều kiện tiền tệ nói chung – đã giảm so với cùng kỳ năm trước, và thậm chí đã rơi xuống dưới mức mục tiêu của chính phủ và những năm 2013-2014.

Lombard tính toán M3 dựa trên phương thức tính M2 của chính phủ - phương pháp tính lượng cung tiền tiền rộng hơn M1 bởi nó bao gồm các khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền mặt và các khoản tiết kiệm khác. Để tính toán M3, bà Lam đã thêm các khoản tiền gửi khác, trái phiếu ngân hàng và các khoản nợ nước ngoài sau khi đã bao gồm của M2.

Bức tranh tiền tệ trở nên phức tạp hơn bởi thực tế là M1 đã tiếp tục tăng mạnh trong những tháng gần đây trong khi tăng trưởng cung tiền tệ M3 (đã bao gồm M1) lại có xu hướng giảm.

Bà Lam tính toán rằng khu vực tư nhân đang ngày càng không đáp ứng được sự tăng trưởng của M1 với việc phải tích trữ thanh khoản trong tiền gửi hoặc phải giải ngân để cân bằng bảng cân đối tài chính.

Sự khác biệt trong tăng trưởng giữa cung tiền rộng và cung tiền hẹp nhấn mạnh sự khó khăn mà chính phủ Trung Quốc đang gặp phải khi muốn thúc đẩy tăng trưởng nhưng tiền lại rơi vào các doanh nghiệp không muốn đầu tư. Các biến pháp kích thích kinh tế đã chỉ có tác động đôi chút và dòng tiền đang bị ngưng đọng lại.

Nhu cầu cho vay tiếp tục giảm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

PBOC đã không công bố số liệu M3 nhưng lại đề cập tới Tổng tài trợ vốn toàn xã hội (TSF) – một công cụ tính toán thanh khoản được công bố vào năm 2011 nhằm nắm bắt chính xác hơn những hoạt động ngân hàng “ngầm”. TSF đã tăng từ 659,9 tỷ Nhân dân tệ trong tháng 5 lên mức 1.630 tỷ Nhân dân tệ (tương ứng 244 tỷ USD) trong tháng 6, làm bức tranh tiền tệ tại quốc gia này phức tạp hơn bao giờ hết.

Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng các nhà phân tích cho rằng TSF không phải là một phương pháp tính toán điều kiện tiền tệ toàn diện. TSF không bao gồm trái phiếu chính quyền địa phương và bị trùng lập với một số tính toán khác. Ví dụ như 1 cá nhân vay 100 USD từ ngân hàng và đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, 200 USD sẽ được thêm vào dòng chảy thanh khoản của TSF trong khi tín dụng tạo ra trên thực tế chỉ là 100 USD.

Ngày 25/7, HSBC Holdings Plc. đã mang tới cho Trung Quốc một sự lạc quan khi cho biết Chỉ số Điều kiện Tiền tệ tại quốc gia này đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua vào tháng 6 nhờ tỷ giá hiệu quả thực giảm.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Trung Quốc, việc phá giá đồng Nhân dân tệ kết hợp với các dòng vốn thoái giả định trị giá 49 tỷ USD trong tháng 6 càng cho thấy Trung Quốc đang bị rơi vào bẫy thanh khoản.

Nói cách khác, tăng trưởng M3 do Lombard tính toán – phương pháp được đánh giá là toàn diện hơn so với M2 và TSF – đang có xu hướng xấu đi. Điều này sẽ góp phần khiến PBOC phải nới lỏng điều kiện tiền tệ hơn nữa trong năm nay.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/trung-quoc-co-the-dang-roi-vao-bay-thanh-khoan-20160729114526341p146c158.news